xao Ban Quản đốc biết liền nhưng mấy ông lính gác vòng ngoài làm biếng
leo núi, mãi sau mới có một người trèo lên hò hét, xua đuổi người đàn bà
đi.
*
Ngoài tính cách “luyện tập sức chịu đựng của con người” khám tiếp nhận
còn là một cơ hội mở mắt cho những thằng tù. Ăn ít nhưng được thấy
nhiều. Không ăn cũng vui vì hàng ngày được chứng kiến mấy chục, mấy
trăm người đi đến, đến đi và tai được nghe thấy bao nhiêu chuyện lạ (ở Trại
Cải tạo có ai dám hó hé gì? Chỉ sợ lọt bẫy của ông Oper tức sĩ quan An
ninh!). Nhờ những dip sinh hoạt thú vị cho tai cho mắt mà con người thấy
thoải mái hơn, sáng suốt hơn và có nhất định rõ hơn về mình về người và
những gì xảy ra ở thế giới bên ngoài. Chỉ cần nghe một mẩu chuyện vớ vẩn
của một gã lập dị nào đó cũng thấy lạ hơn bất cứ một cuốn sách nào anh
từng đọc.
Chẳng hạn như tình cờ họ tống vô xà lim một nhân vật đặc biệt kỳ lạ: Một
dân nhà binh rõ vì hắn còn diện một bộ quân phục Ăng lê thẳng nếp. Đẹp
trai, trẻ tuổi đã đành. Hắn còn nguyên bộ tóc vàng óng ả dợn sóng trong khi
bà con trong này đầu trọc lóc hết. Hắn như một sĩ quan vừa cầm quân đổ bộ
lên bờ biển Normandy chớ chẳng có nét gì về tù tội hết. Dáng đi của hắn lại
bệ vệ, chững chạc như chờ đợi mọi người đứng bật dậy chào đón. Đâu phải
một thằng tù vô xà lim.
Điều lạ nhất là hắn vẫn nghênh ngang, dù là thằng tù! Thì ra mất tự do 2
năm nhưng bây giờ hắn mới phải nằm xà lim là một. Được đưa thẳng đến
khám tiếp nhận hắn vẫn một mình chiếm một ca-bin toa xe Stolypin mà.
Hắn là gã lạ mặt trên công voa hôm trước, Erik Arvid Andersen. Có lẽ
chính Andersen cũng không ngờ bị tống vô ở chung với tụi tôi. Vừa thấy
mặt gã sĩ quan Đức còn mặc nguyên quân phục Quốc xã trong phòng, hắn
xấn tới xổ tiếng Đức ào ào. Hai đứa tranh luận, gây gổ tưởng chừng sắp
đấm đá đến nơi. Khác hẳn tụi tôi, đánh nhau với Đức 5 năm nhưng chẳng
hề coi gã là thù địch.
Nghe chuyện Andersen chẳng ai tin nổi, nếu hắn không có “mớ tóc dài duy