nhất trên quần đảo” làm bằng chứng trước mặt. Lại người ngoại quốc,
thông thạo 3 thứ tiếng Anh, Đức, Thụy Điển! Theo lời Andersen thì thân
phụ hắn là một nhà kinh tài lớn Thụy Điển, không phải triệu phú mà là tỷ
phú. Phía ngoại cậu hắn là tướng Robertson, tư lệnh vùng chiếm đóng của
Anh ở Đức nên hắn quốc tịch Thụy Điển tình nguyện chiến đấu trong quân
đội Anh, có tham dự trận Normandy thực sự và sau đó là sĩ quan hiện dịch
quân đội Thụy Điển. Cũng chỉ vì say mê Xã hội chủ nghĩa, muốn thấy tận
mắt nên Andersen không màng đến gia tài của cha, xoay sở một chân trong
đoàn tùy viên quân sự Toà Đại sứ Thụy Điển ở Mạc Tư Khoa. Là bạn của
chế độ Xô Viết ông sĩ quan tùy viên đi đến đâu cũng được trọng vọng, tiếp
đón niềm nở. Nay tiệc tùng, mai thăm viếng miền quê, tiếp xúc vô cùng
thân hữu với “nhân dân” đủ mọi giới, không hề ngờ gặp toàn những nhà
dàn cảnh và kịch sĩ đại tài mà nữ kịch sĩ lại vô cùng dễ tính, săn đón rất
đúng mức nên có dịp trở về Thụy Điển, Andersen viết báo ca tụng chế độ
Xô Viết bằng thích. Thời kỳ 1947-1948 nhà nước Nga đang cần phải có
một số “nhân vật” trẻ khối Tây phương chối bỏ tư bản và sẵn sàng công
khai nói lên điều đó. Có sẵn Erik Arvid Andersen thì tốt quá nên hắn được
chiếu cố ngay.
Đó là lúc Andersen đang phục vụ ở Tây Bá Linh, để vợ con ở lại Thụy
Điển. Như bất cứ một thằng chồng nào xa vợ, hắn lui tới giao du với một
thiếu phụ chưa chồng ở Đông Bá Linh. Một đêm hắn mò đến thăm tình
nhân và chừng tỉnh dậy thấy mình bị trói cứng, nhét giẻ đầy miệng. Tục
ngữ có câu “Tối thăm em khuya nằm nhà pha” là thế, song đâu có phải một
mình Andersen bị. Đưa về Mạc Tư Khoa, hắn được gặp lại Gromyko –
người từng ra tới nhà hắn ăn cơm một lần ở Stockholm.
Gromyko tiếp đãi tử tế sau đó khuyến cáo hắn trở cờ hứa hẹn một mức
sống đầy đủ, thừa thãi không thua tiêu chuẩn Tây phương. Nghĩa là
Andersen không mất mát gì nhưng chính Gromyko không ngờ hắn từ chối
phắt và nặng lời công kích. Tưởng hắn bất quá chỉ là một thằng bốc đồng,
dư sức tẩy não mới có lệnh quản thúc tạm trong một vi-la ngoại ô Mạc Tư
Khoa “ổn định tư tưởng” dần dần Andersen vẫn được đãi ngộ như thượng
khách, muốn gì có nấy, thỉnh thoảng mới bị dằn mặt sơ sơ, đại khái trưa