được bao nhiêu? Chẳng ai biết con số chắc chắn nhưng cam đoan không lúc
nào dưới 12 triệu con người, xét vì một kẻ về với đất là một kẻ sẽ được Bộ
Máy đưa vô trạm ngay tức khắc.
Trong 12 triệu tù thì tù chính trị tối đa
chỉ chiếm một nửa tức 6 triệu người.
6 triệu con người bị giam vì chính trị! Thụy Điển, Hy Lạp dân số cũng chỉ
ngần ấy là cùng. Lạ một điều dân quần đảo đông thế mà thiếu gì người biết
nhau. Nói tên ra là nhận quen liền. Chẳng hạn như trong xà lim khám tạm
dọc đường, anh vừa đặt chân vô thì sau một hồi thăm hỏi gần xa kể như
chắc chắn sẽ lòi ra một kẻ từng quen biết một vài bạn anh.
Trường hợp Alexander D. mới lạ lùng. Nhốt cát-xô trên một năm, sau khi
đi Sukhanovka bị đồng chí Ryumin đích thân tra tấn, nằm nhà thương ra,
mới được tống vô loa Lubyanka. Vậy mà vừa vô xà lim, cho biết tên họ đã
có một người chạy tới thân mật vỗ vai:
“Chà, nghe đại danh đã lâu bây giờ mới gặp mặt.”
Người lạ mặt vồn vã hỏi thăm và xưng danh F.. Với quá nhiều kinh nghiệm
ở tù, Alexander thấy tốt hơn là né trước:
“Ô hay, ông bạn là ai? Tôi nhớ chưa được gặp.”
“Đúng chưa gặp! Nhưng quen thì có thể nói lâu rồi. Từ ngày…”
“Ủa, từ ngày nào?”
“Từ ngày tôi còn tự do, đọc báo thấy tên ông bạn! Alexander D. công dân
Mỹ phải không? Ông bạn là người Mỹ hồi đó báo chí tư bản phản động cứ
vu cáo bị Nga bắt cóc làm thông tấn xã Tass phải cải chánh mãi. Có phải
Alexander D. đó không?”
“Đúng là tôi!”
Tôi chịu những lần có thêm một dân cũ nhập xà lim. Phải là dân cũ, những
tay từng tù ngục quen, chớ chẳng phải một tay mơ vừa bị nắm cổ lần đầu,
vô xà lim là rầu rĩ, xuống tinh thần chán chết! Chính tôi cũng còn khoái
giây phút đầu tiên gia nhập xà lim mà. (Cũng may, nhờ Trời tôi không bị
thêm lần nào nữa!) Miệng tươi cười, tay đưa lên chào chung: “À, anh em
nhà cả!”
Lần này tôi cũng cười cởi mở và chào như thường lệ, quăng ba lô ra sàn và