“Và tuổi trẻ một lần nữa đè nặng lên tôi. Con đường đến huyệt còn xa biết
mấy”. À, tôi nhớ ra rồi: gã đúng là Sergei Romanovich Tsaraphin!
"Này ông bạn, Ông bạn ở ngành Sinh vật học phải không? Ở Bá Linh,
không chịu hồi hương chớ gì?"
"Ủa, sao biết?"
"Biết chứ! Trái đất này nhỏ quá mà! Năm 1946 tôi từng gặp Nikolai
Vladimirovich Timofeyev Ressovsky…"
*
Trong phút chốc những gì đã xảy ra năm 1946 hiện rành rành trước mắt tôi.
Cũng khám Bykurki. Xà lim Byturki tương đối đỡ khổ nhưng riêng xà lim
75 mà tôi bị tống vô năm đó quả là hách nhất trong cuộc đời tù tội của tôi.
Lúc bây giờ là tháng 7, tôi được “triệu” từ Trại về theo lệnh của đồng chí
Bộ trưởng Nội vụ. Đến Byturki vào buổi trưa, cũng qua ngần ấy thủ tục
“nhập môn” nhưng 11 giờ sau mới hoàn tất chỉ vì tù quá đông. Tôi vô xà
lim là, vừa đúng 3 giờ sáng.
Xà lim 75 có 2 vòm cao thì 2 ngọn đèn chiếu sáng quắc, người nằm xép lớp
như cá mòi, mồ hôi nhễ nhại, hơi thở nặng nhọc vì hầm quá! Có hai cánh
cửa sổ thì “đậy nút” kỹ cả hai, không khí không vào lọt nổi. Nóng quá,
người nằm ngủ thiêm thiếp, nhưng đàn muỗi đói lại hoạt động hơn bao giờ
hết: Tiếng muỗi bay vo ve nghe đến sợ! Nhiều người lấy khăn tay đắp kín
mặt để trốn muỗi mà cũng để che bớt ánh sáng ngủ cho dễ. Có dễ đến 80
người căn phòng cổ lệ chỉ chứa 25 là tối đa.
Thảo nào hơi người hầm hập đến như vậy! Xà lim nóng bức cỡ này thì
người cũng dám chín nhừ nói gì đến những thứ ăn có thể thiu thối được.
Bằng cớ là từ phía trong góc kẹt hơi cầu tiêu – phân cộng nước tiểu cộng
đủ thứ uế tạp – xông ra nồng nặc, gắt gao. Nhìn chung quanh chỗ nào cũng
người nằm ngổn ngang: 12 giờ đồng hồ liền chưa được nghỉ ngơi tôi đã
thấm mệt cùng cực mà chưa tìm thấy một chỗ trống khả dĩ ngã lưng đỡ
được. Nhưng kinh nghiệm nằm xà lim quá nhiều, không lẽ tôi không thu
xếp được một khoảng trống, để khỏi phải đứng sừng sững hay ngồi co ro
đợi giờ điểm danh sáng.