yếu của mình.” Điều này có nghĩa là bạn sẽ lắng nghe nhiều hơn, thừa
nhận sai lầm và sẵn sàng đón nhận những phản hồi cũng như học hỏi
từ sai lầm.
3. Đặt nhiều câu hỏi hơn. Hãy nhớ những mục đích cũng như mục tiêu
cơ bản của bạn, và suy nghĩ một cách sáng tạo về cách đạt được nó.
4. Tiến lên từ những trải nghiệm trong quá khứ. Học từ quá khứ của
bạn, nhưng đừng quá lo lắng về những sự kiện cụ thể.
5. Đừng sợ thất bại. Nhà phát minh người Mỹ Thomas Edison đã nói:
“Tôi không hề thất bại. Tôi chỉ tìm thấy 10.000 cách làm sai thôi.”
6. Thường xuyên xem xét lại. Việc thường xuyên thẩm định lại mọi thứ
có thể đem lại ưu thế cho bạn.
7. Đánh giá những mục tiêu. Một khía cạnh của việc thiết lập mục tiêu
là nhờ đó bạn có thể nhìn thấy liệu mình có đang đi đúng hướng hay
không.
8. Sử dụng bạn bè để giúp bạn thay đổi. Hãy tập trung quanh mình
những người bạn, những người mà bạn có thể chia sẻ mục tiêu và sự
thất bại của mình. Cho phép họ giúp đỡ và hướng dẫn bạn khi cần
thiết.
“Khi không còn đủ khả năng để thay đổi một tình huống, chúng ta đang
đối mặt với thử thách phải thay đổi bản thân mình.”
Victor Franki, bác sĩ tâm lý học người Úc
Chuẩn bị tâm thế cho những cách thức mới để thực hiện mọi việc.