Những nhiệm vụ hàng ngày và hàng tuần. Điền vào bảng chấm công,
gọi điện cho những mối quan hệ mới, lướt qua báo và các trang web để có
những thông tin thích hợp.
Nhiệm vụ hàng tháng. Những nhiệm vụ này có thể bao gồm viết báo
cáo tiến trình, viết thư tháng và cập nhật trang web của bạn. Đào tạo cũng
có thể nằm trong nhóm này, cũng như việc theo đuổi những khách hàng
tiềm năng, những mối liên hệ mới và chuẩn bị cho các cuộc triển lãm hoặc
các cuộc họp kinh doanh.
Nhiệm vụ hàng năm. Những nhiệm vụ này có thể bao gồm đánh giá
nhân viên thường niên và chuẩn bị báo cáo kế toán cuối năm.
Xác định nhiệm vụ. Đặt các nhiệm vụ lớn trong nhật ký như các mục
định kỳ.
Đi sâu vào chi tiết hơn. Chia nhỏ một nhiệm vụ thành các phần nhỏ và
dễ quản lý hơn nếu cần thiết, và liệt kê những người bạn cần liên hệ trong
mỗi hoàn cảnh, cả theo thâm niên hay theo thứ tự những phần khác nhau
của nhiệm vụ.
Giờ thì hãy lập danh sách kiểm tra. Soạn một danh sách kiểm tra cho
những nhiệm vụ mà bạn thường xuyên phải thực hiện để bạn có thể đánh
dấu vào đó khi hoàn thành chúng. Phát triển danh sách kiểm tra cho càng
nhiều nhiệm vụ càng tốt, nhờ vậy bất cứ khi nào nhận được một nhiệm vụ
như thế, bạn sẽ không cần phải suy nghĩ lại về những giai đoạn khác nhau,
những người mà bạn vần phải liên hệ...
Lập kế hoạch cho những nhiệm vụ thường xuyên và phát triển các
hệ thống để hoàn thành chúng.
Tình huống:
Depak làm việc trong một nhà máy sản xuất thức ăn. Anh phải
chuẩn bị bản báo cáo hàng tháng cho ông chủ của mình. Anh luôn
luôn phải nộp chúng vào ngày thứ Hai của tuần thứ tư trong tháng tiếp
theo. Ngay khi bản sao kê tài khoản ngân hàng được gửi đến, Depak