QUẢN LÝ THỜI GIAN - Trang 64

4. Xác định phản hồi bạn muốn nhận được với thư điện tử của mình.

Nó đã đủ rõ ràng chưa? Bạn có muốn họ phản hồi thư bạn không? Nếu
có thì khi nào?

5. Trong bức thư điện tử dài, hãy đặc biệt chú ý đến những gì xuất

hiện trong phần mở đầu. Người đọc sẽ sử dụng phần đó như một cơ
sở để quyết định xem có nên đọc phần dưới hay không.

6. Cẩn thận với việc diễn đạt. Một trong số những nhược điểm của của

thư điện tử là từ ngữ có vẻ cộc lốc. Bạn có thể cần phải diễn đạt một
cách mềm mại hơn để xây dựng mối quan hệ với người đọc thư bạn.

7. Đừng bất cẩn. Với thư điện tử, bạn không có lý do gì để bào chữa cho

lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp hay hệ thống dấu câu.

8. Để ý kỹ đến cách diễn đạt. Thư điện tử không đồng nghĩa với việc

bạn có thể viết những câu dài lan man mà không có cấu trúc phù hợp.
Hãy suy nghĩ rõ ràng, phác thảo bản nháp sau đó xem xét lại một lượt.
Với những thông tin quan trọng, hãy in thử và đọc bản cứng, bạn có
thể phát hiện ra nhiều lỗi hơn.

9. Chỉ viết tắt với những điều mà bạn chắc chắn người đọc đã biết, đừng

mơ hồ về những từ có thể được nhìn nhận là không rõ nghĩa.

10. Tránh viết hoa. Chữ viết hoa biểu hiện tiếng la hét và cần phải tránh.

Một bức thư điện tử không phải là nơi để thể hiện cảm xúc.

Học cách kiểm soát việc sử dụng thư điện tử của bạn.

6.3

Nói chuyện điện thoại

Thay vì viết thư điện tử, tôi thích sử dụng điện thoại khi muốn xây

dựng một mối quan hệ kinh doanh với một đồng nghiệp ở một tổ chức
khác. Âm điệu giọng nói của họ thể hiện qua điện thoại và tôi có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.