QUAN THANH TRA - Trang 11

Nông dân Nga bị kiệt quệ vì chế độ nông nô (nhiều công nhân cũng vẫn là
nông nô). Nga hoàng đóng vai trò "hiến binh quốc tế" trong thời đại "Liên
minh thần thánh" (1815 - 1823) mà các vua chúa châu Âu, "dưới danh
nghĩa tôn giáo", cam kết với nhau đàn áp cách mạng ở bất kỳ nước nào.
Những người quý tộc cách mạng muốn tiến hành một cuộc đảo chính,
nhưng vì không tập hợp được quần chúng nhân dân nên cuộc khởi nghĩa
của những "người tháng Chạp" (1825) chống lại Nga hoàng, định thiết lập
một nền quân chủ lập hiến (cũng có một số người muốn chế độ cộng hoà),
đã bị thất bại. Cuộc khởi nghĩa bị Nga hoàng Nikôlai đàn áp một cách khốc
liệt. Để củng cố ngai vàng và chế độ chuyên chế, y thẳng tay khủng bố các
phần tử yêu nước, bóp nghẹt các phong trào đòi cải cách xã hội. Cả nước
Nga biến thành nhà tù và trại lính. Nhiều nông dân, công nhân phải đi lính
đến hai mươi nhăm năm. Một màng lưới mật thám chăng khắp hang cùng
ngõ hẻm, ngày đêm theo dõi, bắt bớ những người nói phạm đến đạo chính
thống và chế độ quân chủ độc đoán. Về văn hóa, bọn bồi bút của Nga hoàng
ra sức tuyên truyền cho đạo chính thống để ru ngủ nhân dân, ca ngợi sự
phục tùng vua quan, đề cao những phong tục mê tín hủ bại và tư tưởng
trung quân, gọi đó là "tính nhân dân thuần khiết" của dân tộc Nga. Trong bộ
máy nhà nước phong kiến ấy, từ thủ đô Pêtecbua đến các thị trấn nhỏ, quan
lại tham nhũng dựa lẫn vào nhau ức hiếp bóc lột dân nghèo. Lênin đã viết:
"Không một nước nào lại có nhiều quan lại như ở nước Nga và bọn đó như
một khu rừng rậm đứng trên đầu trên cổ lớp dân thấp cổ bé miệng. Đội
quân quan lại dăng một tấm mạng nhện chằng chịt và con người giãy giụa
như ruồi trong cái mạng nhện ấy" (Lênin toàn tập, bản tiếng Nga, tập 6, tr.
334). Nhưng lưỡi lê và nhà tù không tiêu diệt được tinh thần đấu tranh của
nhân dân Nga. Chỉ từ 1826 đến 1835 đã có tới một trăm bốn mươi nhăm
cuộc bạo động của nông dân. Trong những năm 1830 - 1840, chế độ nông
nô và quân chủ độc đoán ở nước Nga đã khủng hoảng và bị lung lay đến tận
gốc rễ. Thời kỳ này, Gôgôn đã cùng với các nhà văn hào lớn như Puskin,
Biêlinxki, dũng cảm đứng về phía quần chúng lao động bị áp bức, dùng
ngòi bút lên án chế độ bóc lột tàn bạo của phong kiến địa chủ. Ông sử dụng
một vũ khí rất lợi hại: đó là lối văn trào phúng mà ông rất sở trường. Gôgôn
đã tự đặt cho mình nhiệm vụ "phục vụ cái cười". Theo Gôgôn, nhân vật tích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.