QUẢN TRỊ TRONG THỜI KHỦNG HOẢNG - Trang 113

mà các doanh nhân cần phải xem xét cũng như cần sự hướng dẫn, chỉ đạo
của họ.

Thứ nhất là số liệu “tham gia lực lượng lao động”, cả ở số lượng lẫn tỷ lệ

phần trăm của lực lượng lao động. Không có gì là ngẫu nhiên khi cuộc
khủng hoảng trong giai đoạn 1973-1974 không hề gây ra sự sụt giảm trong
sức mua của người tiêu dùng. Trong giai đoạn đó, trừ trong hai quý, còn lại
số lượng người tham gia lực lượng lao động và tổng số người Mỹ có việc
làm đều tăng nhanh. Những số liệu đó là chỉ số sức mua đáng tin cậy và
thực tế.

Thứ hai là số lượng đàn ông trưởng thành là trụ cột gia đình đang có việc

làm hoặc thất nghiệp. Những người lao động này chiếm một lượng nhỏ
trong tổng số lực lượng lao động, nhưng lại đóng góp một lượng lớn thời
gian lao động cho nền kinh tế. Họ là những công nhân toàn thời gian và
công nhân có trình độ, đồng thời cũng là nguồn “thu nhập gia đình” chính,
đặc biệt là những nhóm có thu nhập thấp. Tình trạng có việc làm hay thất
nghiệp của họ là chỉ số đáng tin cậy nhất cho thị trường lao động.

Tại Mỹ, trong giai đoạn khủng hoảng 1973-1974, số lượng và phần trăm

những người đàn ông trưởng thành là trụ cột có việc làm chỉ giảm trong 4
tháng. Thời gian còn lại, số lượng có việc làm đều tăng lên. Cũng trong giai
đoạn đó, tỷ lệ có việc làm toàn thời gian chiếm đến 96%. Nói cách khác,
trong phần lớn giai đoạn mà người ta cho rằng sẽ có tỷ lệ thất nghiệp cao,
nền kinh tế Mỹ lại trải qua một sự thiếu lao động lớn - bởi tất cả mọi người
đều cố gắng thuê được một thợ máy hoặc một thợ điều khiển thiết bị.

Cuối cùng đó là số liệu “thất nghiệp”, thứ thật sự vô nghĩa, gây nhầm lẫn

cho các doanh nghiệp và chính sách kinh tế, nhưng lại quyết định áp lực
cường độ về chính trị cũng như ngoại giao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.