QUẢN TRỊ TRONG THỜI KHỦNG HOẢNG - Trang 115

trước đây đối với những người mới bắt đầu vào nghề từ 15 hoặc 16 tuổi.
Trong tương lai, chúng ta cần tạo ra những chính sách nhân sự tập trung
vào con người chứ không phải dựa trên tính cấp bách hay truyền thống xã
hội.

Chính phủ và các ngành công nghiệp thường không nhìn nhận thị trường

lao động là một thị trường, nơi họ có thể bán những công việc của mình
cho những khách hàng lao động này. Vì thế, “việc làm” cũng không phải là
một “sản phẩm hàng hóa” như xà phòng, giày dép hay báo chí, nên cần
được “chào bán” đến đúng những khách hàng tiềm năng.

Cần phải thấy rằng, một người phụ nữ đã kết hôn xin vào làm việc cho

một dự án sau khi nuôi dạy các con thành “một CEO” trong gia đình trong
10 năm hoặc hơn. Không ai phải nói cho cô ấy biết rằng cần làm gì trước
tiên - dọn dẹp nhà cửa hay dọn giường trước. Khi bắt đầu đi làm, cô ấy
được một “giám sát viên” theo sát, luôn coi cô ấy như một đứa trẻ to xác,
không thể tự làm được việc gì trong khi điều cô ấy thật sự cần là một người
hướng dẫn, giúp đỡ. Đối với người về hưu cũng vậy, sau khi về hưu họ vẫn
tiếp tục làm việc, thực tế là họ vẫn làm công việc họ đã làm quen tay. Mà
những kinh nghiệm, kiến thức của họ không hề được đề cập đến trong
chính sách nhân sự. Không ai hỏi họ rằng “Anh/chị có thể làm gì?”, thay
vào đó họ đưa những người này vào ngay những lớp “đào tạo” cùng với lứa
lao động trẻ 15, 16 tuổi.

Và các phúc lợi xã hội

Sau hơn 100 năm được các nhà lãnh đạo công đoàn “tẩy não”, những

người chủ doanh nghiệp đã tin tưởng vào các phúc lợi xã hội đồng đều. Tất
nhiên, họ cũng than phiền về các khoản chi phí lớn phải đầu tư cho các
khoản phúc lợi xã hội này. Nhưng thực tế, một phần lớn tiền của được bỏ ra
chẳng mang lại chút lợi ích nào cho người nhận đích thực.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.