Từ những điều trên, có thể rút ra kết luận: việc không làm cho các số liệu
của doanh nghiệp thích ứng với lạm phát chỉ đơn giản là do sự lười nhác và
vô trách nhiệm. Do vậy, quản lý trong thời đại khủng hoảng cần phải được
bắt đầu với việc làm cho các số liệu của doanh nghiệp thích ứng với lạm
phát, dù có bất cứ khó khăn nào. Những nhà quản lý không thực hiện đúng
điều này sẽ không chỉ khiến người khác thất vọng, mà cuối cùng cũng sẽ tự
đánh mất niềm tin ở chính mình.
QUẢN LÝ ĐỂ DUY TRÌ KHẢ NĂNG THANH TOÁN VÀ SỨC
MẠNH TÀI CHÍNH
Nhiều năm qua, chúng ta thường nghe thấy những lời phàn nàn rằng
“Giá trị cổ phiếu quá thấp”. Và người ta cũng liên tục chỉ ra rằng rất nhiều
công ty đã bị bán với một tỷ lệ giá cả, lợi nhuận thấp đến ngỡ ngàng, thậm
chí còn thấp hơn mức giá trị kế toán, hay còn gọi là giá trị thanh toán.
Nhưng những than phiền trên đây hầu như (hay nói chính xác hơn là hoàn
toàn) là những tin đồn không căn cứ. Người ta cũng có thể nói rằng giá cổ
phiếu là quá cao, khi xem xét đến sự bấp bênh không chỉ trong tương lai
mà còn ở cả thực tại. Nếu các số liệu kế toán của doanh nghiệp được chỉnh
sửa cho phù hợp với lạm phát, khi đó lợi nhuận của rất nhiều doanh nghiệp
sẽ lại trở thành thua lỗ. Ngày nay, để mô tả tỷ lệ giá cả/lợi nhuận thấp,
người ta có thể sử dụng tỷ lệ tương đối cao giữa giá trị các đơn vị tiền tệ ổn
định và giá trị cổ phiếu. Trong trường hợp bảng cân đối kế toán của các
công ty được điều chỉnh thích ứng với lạm phát, các giá trị sổ sách của
công ty, đặc biệt là của các công ty sản xuất, có thể bị hạ thấp một cách rõ
rệt, và tổng “có” thậm chí rất có thể thấp hơn giá trị của tổng “nợ”.
Nhưng điều đáng quan tâm hơn là, thị trường chứng khoán ngày càng
đánh giá các công ty theo khả năng thanh toán chứ không phải theo lợi
nhuận. Việc định giá tại các sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới -
New York, London, Zurich, Tokyo và Frankfurt - liên quan trực tiếp đến
khả năng thanh toán, dòng tiền mặt, và thậm chí là cả các số liệu lợi nhuận