Việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực là một nhiệm vụ đặc biệt của quản
lý, khác với những nhiệm vụ khác của các nhà quản lý doanh nghiệp và
hành chính. Lịch sử quản lý, với chức năng xã hội đặc trưng, được hình
thành cách đây 100 năm với một khám phá đáng ngạc nhiên là hiệu quả của
các nguồn lực được nâng cao nhờ được quản lý thích hợp. Nhiệm vụ này
chỉ có thể được giải quyết nhờ các nhà quản lý, chứ không phải các luật sư
kinh tế hay chính phủ. Các nguồn lực có thể được sử dụng và phát huy hiệu
quả ở bất kỳ đâu, dù với một kế hoạch cá nhân, trong một doanh nghiệp,
một cửa hàng tư nhân, một bệnh viện, một bến cảng hay một phòng thí
nghiệm là nhờ chính trách nhiệm cá nhân của các nhà quản lý.
Khoảng những năm 1875, nhận thức của Frederick W. Taylor về lao
động đã tạo nên một bước đột phá lớn. Ông cho rằng lao động có thể được
phân công hợp lý, và do vậy sẽ trở nên hiệu quả hơn. Trước thời của Taylor,
người ta cho rằng để đạt được năng suất nhiều hơn chỉ có một cách, đó là
làm việc chăm chỉ hơn và trong khoảng thời gian lâu hơn. Taylor đã nhìn
nhận ra rằng nhờ lao động “thông minh hơn”, năng suất sẽ cao hơn và để
đạt được điều đó, không chỉ người công nhân phải có trách nhiệm hơn đối
với hiệu quả lao động của mình mà các nhà quản lý cũng phải có trách
nhiệm đối với hiệu quả lao động đó. Mặc dù Taylor không để lại cho đời
sau một lý thuyết sản xuất nào, nhưng ông là người đầu tiên nhận thức
được rằng hiệu quả công việc là kết quả của sự vận dụng tri thức con người
- nhân tố đặc trưng của nguồn vốn nhân lực - vào quá trình lao động.
Taylor đã vận dụng tri thức vào lao động, hoàn toàn phù hợp với tình
trạng thực tế của thế kỷ XIX, và vào lao động chân tay.
Ngày nay, chúng ta biết rằng tri thức được vận dụng vào tất cả mọi
nguồn lực: vốn, nguồn lực vật chất cơ bản, thời gian, và chính bản thân tri
thức nữa. Thực tế, chúng ta đều biết rằng một học thuyết kinh tế có giá trị
bắt buộc phải dựa trên hiệu quả với tư cách là nguồn gốc của các giá trị.
Học thuyết về giá trị lao động của thế kỷ XIX - mà Marx đã tiếp nhận toàn