bộ từ những học giả đi trước là Ricardo và Adam Smith - đã trở nên lỗi
thời, thậm chí là chủ nghĩa Marx cần phải bỏ qua nó. Nhưng những nỗ lực
thực hiện không theo học thuyết giá trị - bắt đầu từ cách đây 100 năm bởi
các trường học của Áo và đạt đến đỉnh cao là trong phân tích kinh tế “phi
giá trị” của Keynesians và Friedmanities ngày nay - đã được chứng minh là
không thể. Một học thuyết kinh tế sẽ không tồn tại nếu không có nền tảng
của học thuyết giá trị. Và một học thuyết như vậy bắt buộc phải được xây
dựng dựa trên nền tảng định nghĩa “hiệu quả là nguồn gốc của tất cả các giá
trị kinh tế”.
Từ đó đến nay, chúng ta đã có được hiểu biết tốt hơn về việc nâng cao
hiệu quả. Chẳng hạn, chúng ta biết rằng hiệu quả dựa một phần vào việc
đổi mới - tức là vào việc chuyển các nguồn lực từ các lĩnh vực lao động lạc
hậu và hạn hẹp đến những ngành mới, và có hiệu quả hơn, và một phần vào
việc nâng cao không ngừng hiệu suất của các nhân tố mới đang nảy sinh.
Ngoài ra, chúng ta cũng biết mình cần tập trung chú ý tới việc nâng cao
hiệu quả của từng nhân tố riêng biệt trong quá trình sản xuất: vốn, nguồn
lực tự nhiên, thời gian và kiến thức. Nhưng chúng ta cũng biết rằng điều
được xem xét và đánh giá cuối cùng chính là tổng hiệu suất của tất cả các
nguồn lực trong một quy trình, một doanh nghiệp, một công việc kinh
doanh đã được định trước.
Hơn nữa, chúng ta cũng biết rằng hiệu quả trong “kinh tế vi mô” tức là
trong một doanh nghiệp tư nhân, một xí nghiệp, một cửa hàng hay một văn
phòng, có thể được tạo nên hoặc bị phá vỡ; có thể được cải thiện hoặc bào
mòn; và chính nhà quản lý phải chịu trách nhiệm về điều đó.
Trong một thế kỷ qua, hiệu quả đã được gia tăng đều đặn tại tất cả các
nước công nghiệp, và tại cả các nước có nền kinh tế thị trường. Bất cứ quốc
gia nào có sự tăng trưởng về kinh tế đều xuất phát từ việc nó có được sự
quản lý có mục tiêu và có định hướng tất cả các nguồn lực nhằm tăng hiệu
quả. Và điều này không chỉ đúng với lĩnh vực công nghiệp. Hiệu quả kinh