người ta cung cấp cho họ một học thuyết kinh tế vĩ mô đúng đắn, hay nói
cách khác là một chính sách nguồn cầu đúng đắn.
Trong những năm 1920, Keynes đã phát triển mạnh mẽ học thuyết của
mình, và học thuyết này đã chiếm giữ một vị trí vững chắc trong kinh tế
học. Nhưng ngày nay nó không còn thích hợp nữa. Nguyên nhân chính là
sau một thế kỷ bùng nổ tăng trưởng hiệu quả tất cả các nguồn lực, từ 10
đến 15 năm trở lại đây tính hiệu quả đã tạm dừng phát triển, thậm chí còn
thụt lùi. Sự sụt giảm đó bắt đầu từ những năm 1960, nghĩa là trước khi tổ
chức OPEC được thành lập, và thậm chí trước khi xuất hiện cuộc lạm phát
lớn mà về căn bản là do những hệ quả của việc sụt giảm tính hiệu quả để
lại. Sự sụt giảm của tính hiệu quả còn xuất hiện trước khi các nước công
nghiệp chinh phục được các khu vực sản xuất của nền kinh tế nhờ việc
kiểm soát và ra các quyết định ngày càng mạnh mẽ. Không còn nghi ngờ gì
nữa, các quy định về chính sách môi trường, an ninh và chính sách tạo việc
làm đã có tác động tiêu cực đến hiệu quả. Nhưng điều này không có nghĩa
những quy định này là nhân tố duy nhất, và cũng không phải là nhân tố
quan trọng nhất, gây trở ngại với tính hiệu quả.
Hiệu quả suy giảm bởi nó bị lãng quên. Không chỉ Keynes mà hầu hết
các nhà quản lý đều cho rằng hiệu quả sẽ tự điều chỉnh để phù hợp với nền
kinh tế, do đó họ đã không thực hiện những hoạt động cần thiết để đảm bảo
nó. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế, không gì tồi tệ hơn là hiệu quả ngày
càng giảm sút. Điều này dẫn tới sự sụp đổ không gì cứu vãn nổi, đồng thời
tạo ra áp lực lạm phát, những xung đột xã hội, và ngờ vực lẫn nhau. Marx
đã hoàn toàn có lý khi đưa ra nhận định rằng: không một hệ thống nào có
thể tồn tại nếu sụt giảm hiệu quả vốn, hay sụt giảm bất cứ nguồn lực chủ
chốt nào khác.
Việc giảm sút hiệu quả không chỉ giới hạn trong các nước tư bản. Ngược
lại, sự giảm sút hiệu quả nghiêm trọng lại diễn ra ở Liên Xô và các nước
nằm trong khối Liên Xô nặng nề hơn ở các nước tư bản phương Tây và