QUẢN TRỊ TRONG THỜI KHỦNG HOẢNG - Trang 130

cần là khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới vốn đang là thị trường
của các nước phát triển.

Công nghệ “phù hợp” đối với các nước, dù nước đó đã phát triển hay

đang phát triển, chứ không phải phụ thuộc vào nước đó lớn hay nhỏ. Nó
cũng không phải là thứ giống như trong giai đoạn những năm 1950 người
ta tin tưởng là hấp thu nguồn vốn, mà là lãng phí nguồn vốn. Nó không chỉ
không hấp thu hết nguồn vốn lao động, mà trái lại còn lãng phí và làm tiêu
hao nó. Sự “phù hợp” là cách thức sử dụng các nguồn lực một cách hiệu
quả nhất, và sau đó là tạo ra nhiều việc làm nhất.

Trong vòng 20 năm tới, các khoản đầu tư với “hiệu suất vốn” lớn nhất sẽ

rơi vào các nước thế giới thứ ba, trước hết là trong việc phân chia sản xuất,
tức là ở các quá trình đòi hỏi nhiều lao động, và sản phẩm sẽ được các hiệp
hội xuyên quốc gia ở các nước công nghiệp tiêu thụ.

NHU CẦU VIỆC LÀM TẠI CÁC NƯỚC CÔNG NGHIỆP

Tình hình hỗn loạn tại các quốc gia công nghiệp là sự thiếu hụt sức lao

động trong các ngành dịch vụ và sản xuất truyền thống, cả trong sản xuất
và dịch vụ. Tất nhiên, nhiệm vụ của các nhà quản lý tại các quốc gia này là
tạo ra việc làm, và khiến cho những việc làm hiện tại có ý nghĩa hơn, nhiều
thách thức hơn và có trách nhiệm hơn.

Các nước phát triển sẽ không chịu ảnh hưởng của sự thiếu hụt nguồn lực

lao động có chuyên môn trẻ. Thay vào đó, trong vòng 10 năm tới, họ sẽ có
thừa nguồn lao động này khi thế hệ cuối cùng của sự bùng nổ trẻ em kết
thúc quá trình đào tạo, bước vào thị trường lao động và bắt đầu sự nghiệp
của mình.

Khi giai đoạn bùng nổ trẻ em bắt đầu, và 20 năm sau đó, sẽ có một

khoảng trống trong hàng ngũ các chuyên gia và các nhà quản lý tại các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.