QUẢN TRỊ TRONG THỜI KHỦNG HOẢNG - Trang 177

là có quyền sở hữu mà lại không có quyền lực. Họ chỉ là những “chuyên
gia” khu vực, chỉ là những người nắm quyền sở hữu với những kiến thức
kiểm soát, đích thực chỉ là những kiến thức mà không kèm theo trách
nhiệm; có chức năng nhiệm vụ mà không có địa vị gì hết.

“QUYỀN LỰC LUÔN THEO SAU SỞ HỮU”

Năm 1700, một người Anh tên là James Harrington, một trong những

người sáng lập ra lý luận chính trị hiện đại, đã viết trong tác phẩm Oceana
của mình rằng, “Cuộc cách mạng hào hùng” ở Anh năm 1688 là không thể
tránh khỏi, bởi vì quyền lực kinh tế, trước đó được chuyển vào tay các chúa
đất, không còn đồng nghĩa với quyền lực chính trị - điều luôn nằm trong tay
nhà vua và các lãnh chúa cao cấp nữa. Dựa trên các triết lý của Aristotle,
Harrington đã viết: “Theo sau sự sở hữu luôn luôn là quyền lực”. Quyền
lực chính trị phải luôn diễn ra song song với quyền lực kinh tế, và ngược
lại.

TIẾP SAU TRI THỨC LÀ TRÁCH NHIỆM

Một câu châm ngôn cổ cũng dựa trên quan điểm của Aristotle cho rằng:

“Trách nhiệm luôn theo sau tri thức”. Tri thức không chỉ có trách nhiệm
cao mà còn phải luôn đi kèm với trách nhiệm, nếu không sẽ dẫn đến vô
trách nhiệm và ngạo mạn. Nó sẽ hình thành “tầng lớp mới” của Irving
Kristol - ngạo mạn mà không quyết liệt, tham vọng mà không “điên
cuồng”.

Ở các nước công nghiệp, hiện nay cả hai nguyên tắc trên đều bị vi phạm

nghiêm trọng. Người lao động có tài sản; họ chính là “những nhà tư bản”.
Hoặc là họ không biết điều này, hoặc họ cố tình đưa nó vào bài tập quyền
lực và trách nhiệm của sở hữu. Nhân viên giờ đây là những người có tri
thức. Những người được đào tạo vận hành máy móc được học hành nhiều
hơn, có tầm nhìn và hiểu biết hơn cách đây 70 năm. Con cháu của những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.