QUẢN TRỊ TRONG THỜI KHỦNG HOẢNG - Trang 44

thuần là những hoạt động “sớm nở tối tàn” dù những hoạt động, sản phẩm
đó chỉ đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng. Có rất ít doanh nghiệp
sẵn lòng bứt ra khỏi quá khứ, và kết quả là rất ít doanh nghiệp có được
nguồn lực sẵn sàng cho tương lai. Trong những thời kỳ khủng hoảng, một
doanh nghiệp cần phải có đủ khả năng chống chọi với các cú đấm bất ngờ
từ phía sau, vừa có khả năng chớp lấy các cơ hội mới. Chính vì thế, việc
định hướng nguồn lực vào kết quả và bứt khỏi quá khứ không hiệu quả và
tàn phá nguồn lực chính là những yêu cầu bức thiết đối với các doanh
nghiệp.

QUẢN LÝ TĂNG TRƯỞNG

Mỗi doanh nghiệp đều cần quản lý tăng trưởng. Và để thực hiện được

điều đó, mỗi doanh nghiệp cần có một chiến lược tăng trưởng của riêng
mình.

Trong những năm 1950 và 1960 có một xu hướng bao trùm cho rằng,

tăng trưởng là quy luật tự nhiên và không có giới hạn. Đến những năm
1970, trái ngược với xu hướng này, người ta lại tin rằng tăng trưởng sẽ chỉ
duy trì ở mức đó mãi mãi. Cả hai xu hướng này đều sai lầm.

Không gì có thể tăng trưởng mãi mãi, lại càng không có tốc độ tăng

trưởng theo cấp số nhân. Tuy nhiên, bắt đầu từ thế kỷ XVIII, cứ khoảng 50
năm một lần, các nước công nghiệp lại được chứng kiến “một thập kỷ đầy
giông tố” trong đó dường như tất thảy đều tăng trưởng và mọi tăng trưởng
đều được cho là không có giới hạn. Giai đoạn bắt đầu của thời kỳ này xảy
ra vào khoảng năm 1710 với sự kiện choáng váng “Bong bóng South Sea”
và dự án Louisiana của John Laws. Các giai đoạn tiếp theo xảy ra vào giữa
những năm 1770 và 1780, 1830 và 1870. Giai đoạn kế tiếp bắt đầu vào
khoảng năm 1910 và kết thúc đột ngột ở châu Âu bằng chiến tranh thế giới
lần thứ nhất, nhưng ở Mỹ nó kéo dài mãi đến năm 1929. Những năm 1960
và 1970 là sự kết thúc của các giai đoạn tăng trưởng này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.