Ngược lại, một công ty tổ hợp là tập hợp của rất nhiều hoạt động kinh
doanh đa dạng, dưới một sự quản lý chung, nhưng thiếu một hạt nhân thống
nhất lâu dài thì cũng không thể mong đợi có được những kết quả và hiệu
suất mỹ mãn trong thời gian dài, thậm chí ngay cả trong những thời kỳ
không phải là bão táp như hiện nay.
Những rắc rối là điều có thể dự đoán được, chỉ đơn thuần là đến sớm hơn
hay muộn hơn mà thôi. Tuy nhiên, việc nhận biết và hiểu rõ về doanh
nghiệp sẽ không thể đạt được nếu chỉ đơn thuần thông qua việc phân tích
tài chính, mà còn phải có sự thấu hiểu, những trải nghiệm về các vấn đề
trong doanh nghiệp đó trong một khu vực tương đối hẹp, cũng như phải có
sự phân tích thường xuyên về các khía cạnh của một lĩnh vực, một công
nghệ hay một thị trường - là điều vô cùng quan trọng.
Tuy vậy, dù sớm hay muộn, một sản phẩm “đúng” cũng sẽ trở thành
“sai”, bị lạc hậu và trở thành “con ngựa hỏng” không sinh lời. Không một
sản phẩm nào có thể duy trì được vị trí “đúng” của mình trong 30 hay 40
năm. Ví dụ điển hình về sản phẩm nhanh chóng trở thành sản phẩm “sai”
chính là IBM. Thậm chí ngay cả American Telephone Company, dù có một
chính sách quản lý thông minh vị trí độc quyền của mình, vẫn rơi vào tình
trạng tương tự và sự lựa chọn sản phẩm của họ cũng nhanh chóng trở thành
”sai”. Và vì thế một doanh nghiệp sẽ lại phải đa dạng hóa.
Bởi vậy, quyết định chiến lược thực chất là một sự lựa chọn thời điểm
đúng đắn và phương thức đúng đắn cho sự đa dạng hóa. Một quyết định đa
dạng hóa quá sớm, khi một sản phẩm đơn lẻ hoặc một dòng sản phẩm vẫn
đang là sản phẩm lựa chọn đúng, có thể gây nguy hại đến vị trí dẫn đầu
hiện thời của doanh nghiệp đó, nhưng nếu chờ đợi quá lâu và đưa ra quyết
định muộn lại gây nguy hại đến sự tồn tại của công ty trong tương lai.
THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG CỦA CÁC NHÀ QUẢN LÝ