không được thì lẽ ra ông phải tán thành người xứ Rouen
là San Pietro ad Vincula. Ông, người tin rằng những bổng lộc mới sẽ làm
cho kẻ có địa vị cao sang quên đi những tổn thương cũ
, đã lầm. Thế là,
công tước mắc sai lầm trong lựa chọn, và điều đó trở thành nguyên nhân
của sự lụi tàn tận cùng của ông.
Giáo hoàng Alexander VI chết đột ngột vào tháng 8 năm 1503, và ngay sau đó, Cesare Borgia
cũng bị tước đoạt những vùng đất ông chiếm được.
Gia tộc Orsini và gia tộc Colonnesi là hai phe
cánh quyền uy tại La Mã và đồng thời là những kẻ thù truyền kiếp của nhau, nhưng cả Cesare Borgia
và Giáo hoàng Alexander đều không thể tin vào hai gia tộc này trong cuộc chiến quyền lực của
mình.
Sự lừa gạt của Borgia tại Sinigaglia (31/12/1502) đã dẫn tới việc trừ khử kẻ thù của ông.
Oliverotto Euffreducci (vua xứ Fermo) và Vitellozzo Vitelli bị giết ngay lúc đó; còn Paulo Francesco
Orsini chết sau đó vài ngày.
Remirro de Orco được bổ nhiệm là thống đốc Romagna năm 1501
nhưng sau này bị Cesare Borgia loại bỏ nhằm giành được cảm tình của đám dân chúng hay dao động
của vùng đất này.
Hội đồng Hồng y Giáo chủ: Nhóm các Hồng y Giáo chủ có trách nhiệm bầu ra
Giáo hoàng mới.
Machiavelli ám chỉ thời gian nắm quyền ngắn ngủi của Giáo hoàng Alexander
(11 năm) chứ không đề cập đến tuổi thọ của Giáo hoàng. Tại Chương 11, Machiavelli nhận xét rằng
thời gian cầm quyền trung bình của một Giáo hoàng là khoảng 10 năm.
Colona, San Giorgio, Ascanio: Bốn vị Hồng y này là Giuliano della Rovere (sau này là Giáo hoàng
Julius II), được Machiavelli gọi là ‘Thánh Peter bị xiềng’; Giovanni Colonna (chết năm 1508);
Raffaello Riario, Hồng y Giáo chủ xứ San Giorgio (chết năm 1521); và Ascanio Sforza, con trai của
Francesco Sforza.
Giáo hoàng Alexander VI, cha của Cesare Borgia sinh ra và lớn lên ở Tây Ban
Nha.
Hồng y Giáo chủ xứ Rouen: Machiavelli cho rằng Cesare Borgia phải ủng hộ Georges
d’Amboise, Hồng y Giáo chủ xứ Rouen, làm Giáo hoàng do áp lực của tổng giám mục Tây Ban Nha
và Pháp.
Năm 1492, Hồng y Giáo chủ San Pietro ad Vincula (còn được gọi là Giuliano della
Rovere, sau này là Giáo hoàng Julius II) đã bị Hồng y Giáo chủ Rodrigo Borgia (Giáo hoàng
Alexander VI) đánh bại trong cuộc bầu chọn vào ngôi vị Giáo hoàng sau khi phải bỏ phiếu tới 3 lần