17
ĐỘC ÁC VÀ NHÂN TỪ, ĐƯỢC YÊU HAY BỊ SỢ
B
ây giờ tiếp tục với những đức tính khác đã được nhắc đến ở trên, tôi
nói rằng mọi quân vương nên khao khát được xem là nhân từ chứ đừng là
độc ác. Tuy nhiên, ngài cần phải cẩn thận để không sử dụng lòng nhân từ
sai cách. Caesar Borgia bị cho là tàn bạo; thế nhưng, sự tàn bạo đó đã hòa
giải được xứ Romagna, thống nhất, khôi phục hòa bình và khuôn khổ ở đó.
Và nếu điều này được xem xét đúng mức, ngài sẽ được xem là nhân đạo
hơn người Florence, những người vì muốn tránh tiếng tàn bạo đã cho phép
phá hủy Pistoia
. Vì thế, khi muốn giữ cho thần dân của mình thống nhất
và trung thành thì bậc quân vương không nên ngại mang tiếng là độc ác;
bởi vì chỉ cần nêu ra vài ví dụ là có thể thấy rằng ngài còn nhân từ hơn
những kẻ vì nhân từ quá lố mà đã để xảy ra tình trạng hỗn loạn, theo đó là
giết chóc và cướp bóc; như vậy thì những kẻ đó làm tổn thương cả dân tộc,
trong khi những hành quyết do quân vương ra lệnh thì chỉ làm tổn thương
cá nhân nào đó mà thôi.
Và so với tất cả các quân vương khác thì tân vương sẽ không thể tránh
được tiếng tàn bạo, bởi vì quốc gia mới luôn tràn đầy đe dọa. Virgil, qua
nhân vật Dido, đã bào chữa cho sự bất nhân của triều đại của bà là vì nó
mới mẻ, rằng:
…Số phận đã khóa chặt ý chí của tôi
Ngai vàng còn chưa yên, và một đất nước buổi sơ sinh
Đã buộc tôi phải bảo vệ bằng tất cả sức lực