Ngoài ra, lý do để tước đoạt tài sản là chẳng bao giờ thiếu; vì thế một khi
kẻ nào đã sống nhờ cướp bóc thì sẽ luôn tìm thấy lý do để chiếm đoạt của
người khác; tuy nhiên lý do để tước đi mạng sống, thì ngược lại, là khó tìm
và trôi qua nhanh chóng. Tuy nhiên, khi quân vương đang có quân đội và
đang kiểm soát một lượng binh sĩ đông đảo, thì ngài nên xem nhẹ chuyện bị
mang tiếng độc ác, vì không như thế thì ngài không bao giờ giữ được quân
đội thống nhất và thực thi đúng bổn phận.
Trong số những chiến công đáng ngợi ca của Hannibal
, đây là chiến
công đáng kể: lãnh đạo một đội quân lớn, bao gồm nhiều chủng tộc, chiến
đấu ở nước ngoài mà không có bất đồng nào xảy ra, giữa họ với nhau và
với ngài, ngay cả khi ngài đang thuận lợi hay đang gặp khó khăn. Điều này
có được chẳng nhờ gì khác hơn ngoài sự tàn bạo vô nhân tính của ngài,
nhân tố này cùng với sự dũng mãnh vô song đã làm cho ngài được kính
trọng và khiếp sợ dưới con mắt của binh lính, nhưng nếu không có sự tàn
ác đó thì những đức tính khác không đủ để tạo nên uy quyền của ngài. Và
những tác giả thiển cận đã ca ngợi các chiến công của ngài từ góc nhìn này
rồi lại phê phán nguyên nhân của chúng từ góc nhìn khác.
Chuyện các đức tính khác là không đủ cho quân vương có thể được
chứng minh bằng trường hợp của Scipio, người xuất sắc nhất, không chỉ
trong lúc đương thời mà còn trong tâm tưởng của mọi thời đại, đã bị quân
đội chống lại ở Tây Ban Nha. điều này xảy ra không vì nguyên nhân nào
khác ngoài sự nhân từ quá mức đã cho binh lính nhiều sự phóng túng vượt
quá kỷ luật quân đội. Vì thế ông đã bị Fabius Maximus
Viện Nguyên lão, gọi là kẻ phá hoại quân đội La Mã. Người Locri bị một
cận thần của Scipio sát hại nhưng Scipio đã không báo thù cho họ, sự kiêu
ngạo của hắn cũng không bị trừng phạt, hoàn toàn là do bản tính dễ dãi của
ông. Đến mức có người trong Viện Nguyên lão, muốn bào chữa cho ông, đã
nói rằng có nhiều người biết cách tránh sai lầm hơn là sửa chữa sai lầm của
người khác. Nếu ông tiếp tục cầm quân thì tính khí này sẽ hủy hoại danh
tiếng và vinh quang của Scipio vào một lúc nào đó; nhưng nhờ ông ở dưới