đi chệch khỏi thiên hướng bẩm sinh cũng như không thể bị thuyết phục rời
bỏ con đường vẫn luôn đem lại danh vọng và của cải. Và bởi vậy, người
cẩn trọng, khi thời cơ đòi hỏi phải hành động một cách táo bạo mà không
dám quyết đoán, tất yếu sẽ bị hủy diệt, nhưng nếu ông thay đổi theo thời
thế thì số phận cũng sẽ chẳng đổi thay.
Giáo hoàng Julius II hành động rất táo bạo trong mọi việc làm của
ngài. Ngài nhận thấy thời thế và bối cảnh rất phù hợp với cách hành động
này nên ngài luôn giành được những thành công phi thường. Hãy xét tới
cuộc chiến tranh đầu tiên ngài tiến hành chống lại xứ Bologna khi Giovanni
Bentivogli còn sống. Lúc này, người xứ Venice và vua Tây Ban Nha đều
bất bình và Giáo hoàng Julius II vẫn còn đang đàm phán với nước Pháp.
Tuy vậy, ngài vẫn tự mình tiến hành cuộc chinh phạt với sự tàn bạo
và liều lĩnh quen thuộc. Những hành động này dồn người Tây Ban Nha và
người Venice vào thế bí, người Venice thì hoảng sợ, người Tây Ban Nha thì
thèm khát giành lại toàn bộ vương quốc Naples, và vào cùng thời điểm đó,
vua nước Pháp bị lôi kéo vào cuộc chiến bởi ông ta muốn giành được sự
ủng hộ của Giáo hoàng để đánh bại người Venice. Khi biết Giáo hoàng tiến
hành chiến tranh, ông ta không thể từ chối việc ngài sử dụng quân đội của
ông ta vì điều đó sẽ gây tổn hại cho ngài.
Nhờ vậy, bằng sự táo bạo của mình, Giáo hoàng Julius II đã giành
được điều mà không giáo hoàng nào đạt được với trí tuệ siêu việt nhất. Nếu
ngài đợi đến khi rời thành Rome với những thỏa thuận và mọi việc được
sắp đặt trật tự như bất kỳ một giáo hoàng nào khác có thể đã làm, thì ngài
đã không thể thành công, bởi vì vua nước Pháp sẽ tìm được cả ngàn lời cáo
lỗi và những kẻ khác sẽ đe dọa ngài với hàng ngàn mối lo ngại.
Tôi không bàn đến những chiến công khác của ngài bởi tất cả chúng
đều như vậy và đều thành công. Nhưng sự ngắn ngủi của cuộc đời ngài91
đã không để ngài phải nếm trải những thất bại. Khi thời thế đòi phải cẩn