và đồng thời là một người yêu nước nồng nàn, Machiavelli đã chấp nhận
đánh đổi một chế độ cộng hòa yếu ớt bị ngoại xâm đe dọa sự độc lập của
đất nước và sự ổn định nội bộ trong nước. Chính vì vậy, trong tác phẩm
Quân vương, Machiavelli đã đưa ra những thủ đoạn chính trị để giúp thống
nhất và ổn định một đất nước bị chia cắt và đang trong tình trạng hỗn loạn.
Hoàn cảnh nguy nan đòi hỏi phải có những biện pháp cực đoan, một
“liều thuốc mạnh” như ông vẫn nói. Để thành công trong việc bảo vệ nước
Italia mới, vị tân vương phải học cách không trở thành một quân vương Cơ
Đốc giáo ngoan đạo. Vị quân vương này phải quên đi những kế hoạch mơ
hồ, viển vông và không tưởng. Theo Machiavelli, không thể cai trị các quốc
gia bằng tôn giáo. Vượt xa việc chỉ đơn thuần loại bỏ yếu tố đạo đức khỏi
đời sống chính trị, Machiavelli đưa ra một hệ thống các nguyên tắc đạo đức
mới mẻ có tính đột phá, hoàn toàn đối nghịch với những đòi hỏi nghiêm
khắc của hệ tư tưởng Cơ Đốc giáo truyền thống.
Machiavelli phân biệt rạch ròi giữa việc theo đuổi các nguyên tắc
đạo đức và mục tiêu thực tiễn. Khi bước vào lĩnh vực chính trị, ông khuyên
rằng : “Quân vương phải biết học hỏi từ bản tính của dã thú, biết kết hợp
sức mạnh của sư tử với sự tinh ranh của cáo. Sư tử không thể tự bảo vệ
mình tránh các cạm bẫy còn cáo thì không chống lại được sói”. Thay vì
đưa ra bức tranh đạo đức về một quân vương Cơ Đốc giáo cai trị các thần
dân trung thành như người chăn cừu bảo vệ đàn cừu dễ bảo, Machiavelli
tập trung vào thế giới chính trị học đầy quyền lực.
Mặc dù hy vọng gia tộc Medici sẽ đón nhận lòng yêu nước đáng trân
trọng của mình nhưng ông cũng ý thức được rằng một thái độ thực tế và
thực dụng như vậy nằm trong tay một người không xứng đáng có thể sẽ bị
sử dụng cho những mục đích xấu xa.
Sau khi thay thế những giá trị đạo đức truyền thống bằng những mục
tiêu và ý tưởng chính trị mang tính đột phá, Machiavelli đã kết thúc luận
thuyết của mình một cách châm biếm với giọng văn đậm nét tôn giáo và