QUÂN VƯƠNG - THUẬT TRỊ NƯỚC - Trang 25

Niccolò Machiavelli

Quân Vương (2)

Dich thuật: Vũ Mạnh Hồng & Nguyễn Hiền Chi

Chương 2

CÁC QUỐC GIA QUÂN CHỦ

đây, tôi không bàn về thể chế cộng hòa bởi thể chế này đã được đề cập
chi tiết ở tác phẩm khác6 [6Mặc dù câu này đã gây ra khá nhiều tranh luận
và khiến cho các học giả cho rằng tác phẩm Luận bàn của Machiavelli
được viết trước tác phẩm Quân Vương (do quyển 1 của Luận bàn đề cập
rất nhiều đến chủ đề này), nhiều khả năng câu này đã được thêm vào khi
Machiavelli viết Luận bàn, tức là sau khi Quân vương đã được hoàn
thành
]. Trong tác phẩm này, tôi chỉ đề cập đến nền quân chủ trên cơ sở phát
triển các đề tài nói trên và bàn đến cách trị vì và bảo vệ các quốc gia quân
chủ đó.

Như đã nói, nền quân chủ thế tập thuộc quyền cai trị của một dòng
họ thì dễ bảo toàn hơn nhiều so với các nền quân chủ mới; bởi vì khi đó,
quân vương nối ngôi chỉ cần không phá bỏ những tập tục lâu đời và biết
điều chỉnh hành vi của mình trước những biến cố bất ngờ. Cứ như thế, một
quân vương, với năng lực bình thường, luôn có thể duy trì đất nước của
mình trừ khi có một thế lực đặc biệt và bất thường phế truất ông ta. Và cho
dù điều đó có xảy ra, ông ta vẫn có thể dễ dàng giành lại đất nước nhờ một
sai lầm nhỏ nhất của kế tiếm quyền.

Ví dụ như công tước xứ Ferrara7[7 Machiavelli đồng thời đề cập đến
hai đời công tước xứ Ferrara: Ercole d’Este (1471-1505), người đã mất rất
nhiều đất cho xứ Venice và đồng minh là Giáo hoàng Sixtus IV trong cuộc
chiến với vua Ferranter xứ Naples. Con trai ông là Alfonso d’Este (1486-
1534), người bị Giáo hoàng Julius II (tấn công?) năm 1510
] của Italia đã
chống lại được các cuộc tấn công của xứ Venice (1484) và của Giáo hoàng
Julius8 (1510) [8 Giuliano della Rovere (1443-1513, trở thành Giáo hoàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.