QUÂN VƯƠNG - THUẬT TRỊ NƯỚC - Trang 80

với kẻ địch là Visconti], thì người Venice đã phải trả giá. Nhận thấy ông là
người có năng lực (dưới sự chỉ huy của ông, họ đã đánh bại công tước xứ
Milan), nhưng không còn ý chí chiến đấu, người Venice cho rằng không
nên chiến chinh cùng ông nữa, bởi vì ông cũng chẳng muốn như vậy. Thế
nhưng họ lại không thể loại bỏ ông vì sợ mất đi những gì đã chiếm được.
Bởi vậy, để được an toàn, họ buộc phải hành quyết ông. Sau đó, họ
đưa Bartolomeo da Bergamo, Roberto da San Severino, bá tước xứ
Pitigliano58 và nhiều người khác lên chỉ huy quân đội.
[58 Bartolomeo Colleoni (1400-1475) đã chiến đấu phục vụ xứ
Venice, được tưởng nhớ bằng bức tượng hiệp sỹ cưỡi ngựa Verrocchio
dựng tại thành phố; Roberto da San Severino chỉ huy quân đội Venice trong
cuộc chiến với xứ Ferrara (1482-1484); Niccolò Orsini, bá tước Pitigliano
(1442-1510) chỉ huy quân đội Venice trong cuộc chiến thảm khốc Vailà
chống lại quân đội của Giáo hoàng Julius II.
]
Với những người này, họ phải lo sợ những vùng đất mất đi chứ
không phải vùng đất họ giành được, và rốt cục điều đó cũng đã xảy ra sau
này ở Vailà59 [59 Tại trận chiến Vailà hay Agnadello năm 1509, quân
Pháp đã đánh bại người Venice
], nơi chỉ trong một ngày, họ đã mất hết
thành quả của tám trăm năm gian nan vất vả. Những chiến binh này đã tiến
hành những cuộc chinh phạt chậm chạp, những thất bại đột ngột và bàng
hoàng. Từ những ví dụ này, tôi muốn xem xét trường hợp của Italia, đất
nước đã nhiều năm nằm dưới sự thống trị của những đội quân đánh thuê.
Tôi muốn thảo luận vấn đề này kỹ hơn, để khi đã làm sáng tỏ những nguồn
gốc và diễn biến của vấn đề thì có thể sửa chữa dễ dàng.
Vì thế, ngài cần phải hiểu tại sao mà gần đây, khi đế chế La Mã bị
đánh bật khỏi Italia, và uy danh của Giáo hoàng tăng lên thì đất nước Italia
lại bị chia rẽ thành nhiều tiểu quốc. Nhiều thành phố lớn đã nổi dậy chống
lại giới quý tộc từng cai trị họ với sự hậu thuẫn ban đầu của hoàng đế; và
Giáo hội lại ủng hộ việc gia tăng quyền thế tục của những thành phố này.
Còn tại nhiều thành phố khác, nhiều công dân trở thành bậc quân vương.
Nhờ thế, Italia đã hầu như nằm trong tay Giáo hội và các chính phủ
cộng hòa. Những thầy tu và những người dân vốn không quen cầm vũ khí

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.