Niccolò Machiavelli
Quân Vương (2)
Dich thuật: Vũ Mạnh Hồng & Nguyễn Hiền Chi
Chương 15
SỰ NGỢI CA VÀ PHÊ PHÁN ĐỐI VỚI QUÂN VƯƠNG
Bây giờ, hãy bàn đến những phương cách mà quân vương nên áp dụng
trong xử thế với thần dân và bằng hữu. Điều này đã được nhiều người đề
cập tới nên tôi e rằng nếu tôi lại viết về chủ đề đó thì mọi người sẽ cho tôi
là kẻ kiêu ngạo. Tuy nhiên, khi bàn luận, xuất phát điểm của tôi khác xa so
với họ. Vì ý định của tôi là viết ra những điều hữu ích cho ai hiểu biết, nên
tôi cho rằng, tìm tòi về bản chất của một vấn đề thì phù hợp hơn là việc
tưởng tượng ra vấn đề đó 68.
[68 Ở đây, Machiavelli hàm ý tới những nhân vật trừu tượng là
những người cai trị được lý tưởng hóa hoặc về các ông hoàng Cơ đốc giáo
theo tác phẩm của các nhà hiền triết Latin và của Plato.]
Nhiều học giả đã tự mình tưởng tượng ra những nền cộng hòa hoặc
những nền quân chủ mà sự tồn tại của chúng chưa từng được chứng kiến
hoặc biết đến trên thực tế. Có khoảng cách giữa cách sống trên thực tế và
cách mà người ta phải sống. Người nào từ bỏ những gì đáng lẽ đã làm trên
thực tế để thực hiện những gì phải làm thì sẽ bị diệt vong chứ không phải là
được bảo toàn, bởi vì người mà lúc nào cũng muốn sống tốt sẽ bị tiêu vong
giữa biết bao kẻ xấu. Bởi vậy, quân vương nào muốn bảo vệ địa vị của
mình thì cần học cách gác lòng tốt sang một bên, và có vận dụng điều đó
hay không thì còn tùy theo thời thế.
Do vậy, nếu gạt bỏ những điều tưởng tượng về một quân vương mà
chỉ tính đến những sự thật, tôi cho rằng, khi nhận xét về bất kỳ ai, nhất là
các quân vương - những người có địa vị cao sang, thì cần phải phán xét bởi
những tính cách khiến họ được ca ngợi hay bị phê phán. Và đây là lý do vì
sao người này được coi là hào phóng, còn kẻ khác là keo kiệt (ở đây tôi sử
dụng từ “keo kiệt” theo thổ ngữ xứ Tuscan bởi vỉ từ “biển lận” trong ngôn
ngữ của chúng ta được dùng để chỉ những người tham lam muốn chiếm