Niccolò Machiavelli
Quân Vương (2)
Dich thuật: Vũ Mạnh Hồng & Nguyễn Hiền Chi
Chương 17
TÀN BẠO VÀ BAO DUNG
LÀM CHO DÂN YÊU HAY LÀM CHO DÂN SỢ
Tiếp theo những đức tính đã nêu trên, tôi xin nói rằng tất cả các quân
vương đều muốn thần dân coi là người bao dung chứ không phải kẻ bạo
tàn, nhưng ông cần phải cẩn trọng không đặt nhằm chỗ lòng bao dung đó.
Ceasar Borgia bị cho là tàn bạo. Thế nhưng, sự tàn bạo đó đã đem lại ổn
định cho xứ Romagna, thống nhất mảnh đất này, và khôi phục ở đó bình
yên và trật tự. Nếu xem xét kỹ, ta sẽ thấy ngài còn nhân đạo hơn người
Florence, những người để tránh tiếng tàn bạo đã cho phép phá hủy
Pistoia69 [69 Trong giai đoạn năm 1501-1502, khi những xung đột dữ dội
giữa hai phe Cancellieri và Panciatichi của thành phố Pistoia, chư hầu của
Florence nổ ra, Machiavelli đã được cử tới đây nhiều lần để khôi phục lại
trật tự.]
Bậc quân vương không việc gì phải bận tâm đến lời chỉ trích về sự
tàn bạo nếu điều đó khiến các thần dân của ông đoàn kết và trung thành;
bởi dù chỉ ít lần tàn bạo, ông sẽ là người nhân đạo hơn kẻ có lòng bao dung
quá đáng đã để xảy ra hỗn loạn, nguyên nhân của những vụ cướp bóc và
giết chóc. Mà những hỗn loạn đó thì làm hại cả cộng đồng rộng lớn trong
khi những vụ hành quyết của quân vương chỉ làm hại một số cá nhân nhất
định mà thôi.
Và so với tất cả những quân vương khác, vị quân vương vừa giành
được quyền lực không thể tránh cái tiếng tàn bạo, bởi các quốc gia mới
luôn tràn đầy hiểm nguy. Nhà thơ Virgil, qua nhân vật hoàng hậu Dido, đã
nói rằng: “Những hoàn cảnh khó khăn và nền cai trị mới mẻ của tôi buộc
tôi phải hành động như vậy, rải quân mọi nơi trên khắp cả nước”70. [70
Machiavelli trích đoạn thơ từ bài Aeneid của Virgil, nguyên văn tiếng
Latin.]