1929 Uống cho khỏe lại.
1941 Thỏa mãn cơn khát của bạn.
1956 Coca-Cola, làm cho mọi thức đều ngon hơn.
1960 Coke giải khát tốt nhất.
1970 Đó là thứ thật.
1971 Tôi thích mua một lon Coke cho cả cuộc đời.
1979 Hãy mỉm cười với Coke.
1982 Chính là Coke.
1985 Coke mới.
1989 Không thể ngon hơn.
1990 Không thể thật hơn.
1993 Mãi mãi.
1998 Vui đi.
2001 Vị ngọt cuộc sống.
2002 Cả thế giới đều thích Coke.
Vài khẩu hiệu nghe đơn điệu, sáo rỗng, và ngây ngô. Coca-Cola dùng “Vui đi” cùng lúc với Pepsi
đang sử dụng “Niềm vui của cola”. Cả hai thương hiệu cola hàng đầu thế giới cùng rủ nhau tiêu hết
382 triệu đô-la mỗi năm để chỉ gởi đến người tiêu dùng một thông điệp: vui với cola.
Chỉ có hai lần, vào năm 1970 và 1990, Coca-Cola mới thật sự quay về nguồn và sử dụng loại
quảng cáo mà lẽ ra Coca-Cola đã phải dùng. Đó là loại quảng cáo nhằm củng cố di sản của nó.
Vào năm 1970, Coca-Cola chạy một loạt quảng cáo trên truyền hình mở đầu với hình ảnh hẻm núi
Grand Canyon. “Có hơn ba ngàn hẻm núi trên khắp thế giới, nhưng chỉ có một gọi là đường, trong bảo
tàng, hay trong tủ lạnh… bạn đều biết nó.”
Tiếp theo cảnh mở đầu về Grand Canyon là những hình tượng như Nữ Thần Tự Do, Tòa nhà
Empire State, Thác Niagara, và Cầu Golden Gate. Và cũng có cả xe Rolls-Royce, xe mô-tô Harley-
Davidson, tranh Mona Lisa, nhẫn đính hôn kim cương, một miếng bánh hạnh nhân, một cây kem, và tất
nhiên một chai Coca-Cola mát lạnh – một thứ thật.
Giả sử Coca-Cola là một đội bóng đá, thì các cổ động viên trên khán đài sẽ hò reo, “Chúng tôi là
thứ thật!” Họ sẽ chẳng hô lên những khẩu hiệu như “Vui đi” hay “Mãi mãi” hay “Vị ngọt cuộc sống”
hay “Cả thế giới đều thích Coke.”