(*)-------
THI ĐUA VỚI NGHỆ THUẬT HỘI HOẠ
Ngành nghệ thuật mà những người làm quảng cáo cho là gần gũi nhất với họ là hội hoạ. Các giám
đốc nghệ thuật quảng cáo (thực ra phải gọi họ là các giám đốc về “trình bày” hay “hình ảnh” thì đúng
hơn) đã mô phỏng các chiến dịch quảng cáo theo các khuynh hướng trong ngành hội họa.
· Chủ nghĩa tối thiểu (Minimalism). Hầu hết quảng cáo thời trang sử dụng phương pháp nghệ thuật
này do Mark Rothko khởi xướng. Một tập quảng cáo có tám trang giấy in bốn màu lồng trong tạp chí
New York Times gần đây chỉ sử dụng có hai từ trong toàn bộ quảng cáo. Đó là từ Nautica trên trang 1
và từ Nautica trên trang 8.
· Nghệ thuật Pop
[9]
(Pop Art). Nhiều chiến dịch quảng cáo rượu đã được mô phỏng theo phương
pháp nghệ thuật này. Với tên gọi “Chai và ly” (bottle-and-glass) các quảng cáo này gợi người tiêu
dùng nhớ lại các sản phẩm đồ hộp Campbell’s của Andy Warhol và Brillo. Cũng vì vậy mà một trong
những quảng cáo rượu Absolut nổi tiếng nhất do chính Warhol sáng tác.
· Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng (Abstract Expressionism). Nhiều quảng cáo siêu thị và đại lý
bán xe cũ cũng lộn xộn như bức trang sơn dầu của hoạ sĩ Willem de Kooning. Hình như họ muốn gây
ấn tượng là mọi thứ đều đang được bán.
· Chủ nghĩa siêu thực
[10]
(Surrealism). Nhiều chiến dịch quảng cáo công nghệ cao đã sao chép
phương pháp của Salvador Dali. Ví dụ điển hình là quảng cáo gần đây của Microsoft XP trong đó có
hình người đang bay.
· Chủ nghĩa giật gân (Sensationalism). Nhiều chiến dịch quảng cáo bắt chước tác phẩm của
Damien Hurst, nghệ sĩ Anh người đã có nhiều hành động thái quá như chém đứt đôi một con heo. Lời
kêu gọi ghi tên tham dự cuộc thi giải Atlanta Awards 2001 Addy không có bản sao, chỉ có một bức
tranh một người mù đeo bảng tên “giám khảo Addy” đi theo sau một con chó dẫn đường.
CỐ GẮNG ĐỂ ĐƯỢC NỔI TIẾNG
Xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nghệ thuật cũng theo những nguyên tắc giống như xây dựng
thương hiệu trong lĩnh vực tiếp thị. Bạn muốn trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng (hoặc có sản phẩm nổi
tiếng) bạn phải là người đi đầu trong một chủng loại mới. Sau một thời gian các giới phê bình nghệ
thuật sẽ đặt tên cho chủng loại mới đó và gắn nó với tên họa sĩ người đi tiên phong tạo ra chủng loại
đó. Chẳng hạn, Chủ nghĩa giật gân và Damien Hurst. Sau đây là các ví dụ khác:
· Trường phái Ấn tượng (Impressionism) – Claude Monet
· Trường phái kỹ thuật họa điểm
[11]
( Pointillism) – Georges Seurat
· Chủ nghĩa biểu hiện (Expressionism) – Vincent van Gogh
· Trường phái Cloison (Cloisonnism) – Paul Gauguin