Cảm giác gắn kết càng mạnh mẽ thì chúng ta càng ra sức bảo vệ cả nhóm
và phô bày biểu tượng nhóm. Nhóm này càng bị người ngoài ‘tấn công’ bao
nhiêu thì tình đồng chí nội bộ càng vững mạnh bấy nhiêu. (Đây là nguyên
nhân các chính trị gia thường dùng chiêu bài chủ nghĩa dân tộc hay thậm chí
chiến tranh. Đó là một cơ chế tạo gắn kết rất mạnh).
Việc gắn kết vẫn xảy ra ngay cả trong những trường hợp việc chia nhóm là
ngẫu nhiên, ví dụ như các cuộc tranh tài thể thao giữa các khối trong trường.
Hay khi người ta ghép nhóm những người không quen biết bằng động tác
tung đồng xu đơn giản. Dù nguyên nhân gắn kết thường không rõ ràng, thậm
chí vô nghĩa, chúng ta vẫn gắn kết mình với một nhóm. Bất cứ sản phẩm hay
thương hiệu nào gắn kết được về mặt biểu tượng với nhóm, gia đình, câu lạc
bộ hay giá trị của chúng ta đều có thể khai thác động lực này.
Điều này xảy ra đến cả ở góc độ tổ chức như Amnesty International, tổ
chức mà các thành viên hầu như không gặp mặt, và cả góc độ cá nhân.
Chúng ta có thể bị ảnh hưởng về mặt hành vi qua việc quan sát người khác
làm gì, hay tưởng tượng người khác sẽ làm gì trong tình huống tương tự.
Chúng ta gắn kết mình với họ và theo gương họ. Mối gắn kết càng mạnh thì
hành vi chúng ta sẽ bị ảnh hưởng càng nhiều. Nói cách khác, nếu chúng ta
thấy người khác càng giống mình thì hiệu ứng noi gương hay sao chép càng
dễ xảy ra.
Đứa trẻ nào sợ chó có thể chịu ảnh hưởng theo hướng tích cực nếu được
cho quan sát một đứa trẻ khác vui đùa cùng chó trong 20 phút mỗi ngày. Một
thí nghiệm cho thấy, chỉ sau 4 ngày quan sát, 67% đứa trẻ từng sợ chó nay
sẵn sàng một mình leo vào cũi có chó để vuốt ve nó.
Ủng hộ và chống đối
Các cổ động viên bóng đá thường đeo huy hiệu với dòng chữ ‘Tôi ủng hộ
đội New York Jets’ hay bất cứ đội bóng nào họ gắn kết. Họ cũng có thể đeo
huy hiệu với dòng chữ ‘Tôi ghét đội Dallas Cowboys’ hay bất kỳ đội bóng
nào họ căm ghét. Dù đội bóng bị ghét mang tên gì, Cowboys, Arsenal hay
Collingwood, nó cũng minh họa một điều người ta có thể tìm được bản sắc