cách này, những biểu tượng dần dần có được khả năng tác động đến chúng ta
và gợi lên cùng những phản ứng nhất định.
Ý nghĩa là một phần đính kèm
Một biểu tượng hay thương hiệu đạt được ý nghĩa của mình qua một quá
trình mà các nhà tâm lý gọi là ‘sự học hỏi nhờ phân biệt’ (discrimination
learning). Một điểm lạ là một khi chúng ta học được một điều gì đó qua cách
này, chúng ta thường trở nên kém để ý đến quá trình này nữa. Điều này cũng
giống như việc chúng ta có thể chạy xe đi làm mỗi sáng mà không để ý đến
lúc đạp thắng hay chuyển số. Những việc này được chúng ta làm mà không
nhận thức.
Ví dụ, khi bạn thấy ký tự
q
bạn sẽ hiếm khi nào tự nhủ ‘Ồ, thật lãng mạn’ hay ‘Đây là một biểu tượng
mà mình phải giải mã từ ký tự q’. Thay vào đó, bạn chỉ đơn thuần là trải
nghiệm ký tự q. Bạn đã trở nên không nhận thức về tiến trình tư duy để gắn ý
nghĩa vào một biểu tượng. Chúng ta không coi ý nghĩa này là một phần được
mình gắn vào biểu tượng. Ý nghĩa này có ở ngay đó – trong bản thân biểu
tượng.
Ý nghĩa là một phần đính kèm. Thế nhưng bề ngoài, có vẻ như ý nghĩa
nằm ngay trong bản thân biểu tượng. Một ví dụ đáng chú ý nữa là từ ‘cửa
sổ’. Thực tế, ý nghĩa của từ này đã thay đổi nhiều hàng trăm năm qua, từ ‘cái
lỗ nơi gió lùa vào’ đến ‘cái lỗ nơi gió không lùa vào’.
Bài học về nguồn gốc nụ hôn
Hãy nhìn vào biểu tượng sau đây:
><
Chúng có ý nghĩa gì? Rõ ràng chẳng có gì lãng mạn cả. Với chúng ta, nó
chỉ là mang nghĩa ‘lớn hơn’ và ‘nhỏ hơn’. Tuy nhiên, trong xã hội nguyên
thủy, cả hai biểu tượng trên đều có thể được cho là biểu tượng của mỏ chim,
hiểu rộng ra là miệng người.