QUẢNG CÁO VÀ TÂM TRÍ NGƯỜI TIÊU DÙNG - Trang 126

Các nhà quảng cáo nay có thêm lựa chọn mới để thay thế việc tạo ra

những phim ngắn để quảng cáo thương hiệu. Như đã thấy ở Chương 6, các
nhà quảng cáo có thể lồng ghép thương hiệu vào những bộ phim sẵn có
(chẳng hạn loạt phim về James Bond với sự góp mặt của nhiều thương hiệu
như BMW, Motorola, Microsoft, Omega và Bollinger). Bất kể một bộ phim
truyện, phim truyền hình hay chương trình truyền hình thực tế sẵn có nào có
hình ảnh nhất quán với hình ảnh thương hiệu đều có thể là lựa chọn được các
nhà quảng cáo trả tiền cho thương hiệu mình góp mặt. Thậm chí trong trường
hợp không có chương trình nào phù hợp với hình ảnh thương hiệu, người ta
có thể thỏa thuận điều chỉnh chương trình nào đó theo hướng thêm một tuyến
nhân vật mới hay thêm một câu chuyện phụ mới. Hoặc họ có thể tài trợ sản
xuất cả một chương trình mới hoàn toàn.

Cảm xúc

Cũng như việc chúng ta trải nghiệm cuộc sống bằng cách quan sát khu

láng giềng qua cửa sổ, chúng ta cũng có thể trải nghiệm cuộc sống theo cách
thực tế ảo qua ‘cửa sổ’ màn hình TV, YouTube hay Xbox. Những ‘cửa sổ’
này thường xuyên có những nhân vật trải nghiệm cuộc sống và cảm xúc.
Giữa những tính huống đó, thương hiệu được quảng cáo sẽ được trao vai
chính hay đóng vai trò một đạo cụ chính trong phim.

Những mẩu quảng cáo thế này thường tận dụng hết mọi kênh thông tin, từ

hình ảnh đến âm nhạc hay cả những khía cạnh liên tưởng. Chúng khai thác
những liên tưởng sẵn có trong đầu chúng ta khi nghe đến những khía cạnh
như:

ước muốn cá nhân (tìm niềm vui, được xã hội công nhận, thành đạt, sự
vượt trội, sức mạnh);
cảm giác thuộc về một cái gì đó (cảm giác được chấp nhận);
sự quan tâm, những giá trị nhân văn (nghĩ tốt và trân trọng người khác).

Nói cách khác, chúng khai thác những cảm xúc và ham muốn mà chúng ta

đã và đang trải qua.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.