QUẢNG CÁO VÀ TÂM TRÍ NGƯỜI TIÊU DÙNG - Trang 129

Câu nói trích dẫn của Robert Pirsig ở đầu chương này đã ví von việc

xem TV như một hình thức thôi miên nhẹ. TV và sự thôi miên quả thực
có những điểm tương đồng đến lạ kỳ.

Một quan niệm phổ biến về sự thôi miên là người ta thường không

nhận biết mình làm gì khi đang bị thôi miên; họ buộc phải làm những gì
được sai khiến; và về sau, họ không nhớ gì về chuyện bị thôi miên cả.
Thực tế hoàn toàn khác.

Trước hết, người ta có nhớ những gì xảy ra với họ trong lúc họ bị thôi

miên và họ luôn nhận thức được điều đó. Chỉ khi họ được người thôi
miên ra lệnh quên hết mọi thứ thì họ mới không thể nhớ được trải
nghiệm đó.

Có thể bạn sẽ đặt câu hỏi, nếu họ biết chuyện gì đang xảy ra, tại sao

họ lại làm theo lệnh? Đây là một câu hỏi lý thú. Hầu hết những người
từng bị thôi miên đều cho biết là họ luôn nghĩ mình có thể phớt lờ mệnh
lệnh người thôi miên, nhưng rốt cuộc lại không thể. Nói cách khác, họ
không cảm thấy mình bị bắt buộc phải theo lệnh.

Tuy nhiên, điều này lại dẫn tới câu hỏi kế tiếp – Thế tại sao họ lại làm

theo lệnh? Hầu hết những đối tượng bị thôi miên sẽ trả lời vì họ cảm
thấy muốn thế – rằng họ có thể làm khác mệnh lệnh nếu muốn, nhưng
họ lại không muốn vậy. Điều này không khác gì câu trả lời của chúng ta
khi chúng ta tự hỏi mình vì sao lại xem TV suốt mấy tiếng. Vì chúng ta
muốn thế. Chúng ta có thể tắt TV và trở về thực tại bất cứ lúc nào. Ta
coi TV vì ta muốn thế, vì ta cảm thấy muốn. Tương tự như một người bị
thôi miên.

Mẩu quảng cáo càng thu hút người xem bao nhiêu (nghĩa là làm cho

trải nghiệm gián tiếp trong nhất thời thú vị hơn, thu hút hơn, chìm đắm
hơn những gì đang xảy ra xung quanh) thì nó càng hiệu quả bấy nhiêu.
Mẩu quảng cáo tuyệt vời nhất thường khiến khán giả không nhớ rằng
mình chỉ là khán giả.

Chiến thuật gia tăng cảm giác đắm chìm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.