Úc. Và cuối cùng, người Việt Nam chắc không ai không biết chiến dịch
‘Nóng trong người’ của Dr. Thanh.
Khi một mẩu quảng cáo mang tính ‘tin tức’ tiết lộ giải pháp cho vấn đề
bạn đang gặp phải thì trải nghiệm và tính giải trí trở nên kém quan trọng.
Việc những quảng cáo như thế có hiệu quả hay không không tùy thuộc vào
chuyện chúng ta thích mẩu quảng cáo đó, miễn sao nó chuyển tải được
những tin tức thương hiệu cần thiết giúp giải tỏa vấn đề chúng ta đang gặp
phải với sản phẩm hiện tại.
Trong xã hội chúng ta, lịch sử và văn hóa quảng cáo có cội rễ sâu xa đối
với việc truyền đạt tin tức về sản phẩm và thương hiệu. Đôi khi chúng ta có
cảm giác những thông điệp quảng cáo được truyền tải là mới mẻ, trong khi
thực tế không phải vậy. Những mong đợi một điều mới mẻ mà không được
đáp trả thường khiến chúng ta bực mình. Quảng cáo mang tính tin tức, về
bản chất, là những mẩu quảng cáo với thông điệp được cấu trúc theo cách
đảm bảo sẽ khiến bạn bực mình nếu được lặp lại quá nhiều. Tin tức của hôm
trước, cũng như đồ ăn thừa từ hôm trước, là cũ rích và nhàm chán. Vì thế,
vấn đề của các nhà quảng cáo là quảng cáo mang tính tin tức thuần khiết
thường nhanh nhàm chán hơn các hình thức quảng cáo khác.
Các nhà quảng cáo biết rằng phải luôn giữ thương hiệu của mình nổi bật
trong tâm trí chúng ta và không ngừng củng cố (các) thuộc tính chính yếu
của thương hiệu, do đó chắc chắn sẽ có một mức độ lặp lại nhất định, vì
nguồn ‘tin tức mới’ về thương hiệu không phải là vô tận. Cả giám đốc
thương hiệu và công ty quảng cáo cũng đến lúc chẳng còn gì mới để nói về
một sản phẩm tẻ nhạt, cũ kỹ. Vì lẽ đó, họ chuyển sang tạo ra tin tức thay vì
chỉ truyền đạt tin tức. Thỉnh thoảng, người ta thường tạo ra những khác biệt
không đáng kể, đôi khi không liên quan, chỉ để có chuyện gì để nói về
thương hiệu (ví dụ: bánh bột ngô nướng không cafein). Trong quá khứ người
ta đã từng lệ thuộc, đến một mức độ nào đó, vào những ngôn ngữ sáo rỗng,
chẳng hạn bột giặt ‘mới và cải tiến’ (nữa)! Những mẩu tin tức này là những
sáng tạo vô hại nhưng có nguy cơ làm người tiêu dùng phát chán. Đâu phải