chúng ta cứ lặng im chấp nhận hoài mà không đặt nghi vấn gì về ý tưởng
một thương hiệu bột giặt cứ được ‘cải tiến’ mãi.
May thay cho chúng ta, ở góc độ người tiêu dùng, tin tức không phải là
công cụ duy nhất để các nhà quảng cáo giữ thương hiệu của họ không nhàm
chán và luôn nổi bật trong tâm trí chúng ta. Thay vì truyền đạt cùng một
thông điệp là tin tức về thương hiệu, các nhà quảng cáo có thể ‘đóng gói’
thông điệp cũ bằng một phương thức truyền tải mới mẻ và mang tính giải trí
cao hơn. Họ có thể tái định vị thông điệp như là một lời nhắc nhở có tính giải
trí, thay vì là một thông điệp hoàn toàn mới. Khác biệt cơ bản không nằm ở
chỗ ‘họ nói gì’ mà ở chỗ ‘họ nói như thế nào’.
Có nhiều mẩu quảng cáo nói chuyện với chúng ta bằng giọng điệu rất dễ
gây bực mình và chúng ta ghét cay đắng sự lặp đi lặp lại mẩu quảng cáo đó.
Nhưng có những mẩu quảng cáo khác lại được chúng ta thích thú và yêu
mến, dù coi đi coi lại nhiều lần. Cách thức người tiêu dùng chúng ta tư duy
một mẩu quảng cáo chịu ảnh hưởng không những bởi các mối quan tâm cá
nhân, mà còn bởi cách thức mẩu quảng cáo đó nói chuyện với chúng ta.
Không chỉ nội dung thông điệp, mà còn là cách truyền tải thông điệp. Và
cách sắp xếp tổ hợp các thành tố của một mẩu quảng cáo có thể quyết định
về mặt tư duy, chúng ta bị thu hút ở những điểm nào và không thu hút ở
những điểm nào. Nói một cách ngắn gọn, nó có thể ảnh hưởng phương thức
tâm trí chúng ta tư duy mẩu quảng cáo đó.
Sự yêu thích một mẩu quảng cáo
Việc một mẩu quảng cáo được ưa thích chưa chắc giúp nó hiệu quả, nhưng
đối với các nhà quảng cáo, trong trường hợp mọi nhân tố khác tương đồng,
họ thường muốn quảng cáo của mình được người xem yêu thích. Vì hai
nguyên do:
Chiến dịch quảng cáo của thương hiệu cũng tương tự như bao bì sản
phẩm, vì nó là một phần của phục trang thể hiện tính cách thương hiệu.
Cũng như câu ‘người đẹp vì lụa’, một ‘chiếc áo’ quảng cáo hấp dẫn sẽ
làm thương hiệu hấp dẫn hơn. Trong trường hợp mọi nhân tố khác