QUẢNG CÁO VÀ TÂM TRÍ NGƯỜI TIÊU DÙNG - Trang 147

vào đó, họ chỉ có thể ước lượng bằng cảm giác khi nào một mẩu quảng cáo
là quá trực diện, khi nào nó tế nhị và kém gây bực mình hơn. Câu trả lời cho
câu hỏi đó phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tập trung vào tính mới mẻ của
thông tin. Mẩu quảng cáo ít phô trương thường ít chú trọng vào tính mới mẻ
đó, yếu tố ‘kèn trống’ cũng ít hơn một mẩu quảng cáo phô trương. Khác biệt
nằm ở cách truyền đạt, hơn là nội dung truyền đạt.

Sự khẳng định và phi khẳng định

Thông tin có thể được truyền đạt theo cách đơn giản là bằng tuyên bố

khẳng định tuyệt đối – loan tin có ‘kèn trống’ – hoặc với nhiều mức độ tinh
tế khác nhau.

Hãy cùng xem xét tuyên bố sau:

Pringles nay không có chất béo và vẫn ngon như Pringles Nguyên gốc.

Tuyên bố trên hoàn toàn không có tính tinh tế. Đó chỉ là sự khẳng định

tuyệt đối và trọng tâm chú ý được đặt vào tính mới mẻ của thông tin ‘không
chất béo’, cũng như việc nó có hương vị ngon như nguyên gốc. Tuyên bố
khẳng định tuyệt đối kiểu này có tuổi thọ rất ngắn vì khi nó không còn là tin
tức mới, việc lặp lại liên tục thông tin đó sẽ dẫn tới sự nhàm chán, thậm chí
khó chịu ở người nghe/xem.

Nhưng quảng cáo thường dùng những kỹ thuật gián tiếp như tính từ miêu

tả hay so sánh để thay thế phép nói khẳng định. Những cách này vẫn truyền
đạt thông tin đó một cách ý nhị và không xoáy sâu vào tính mới mẻ của
thông tin. Hãy cùng xem xét ví dụ sau:

Pringles không chất béo. Ngon như Pringles Nguyên gốc.

Dùng cụm từ ‘không chất béo’ với tư cách tính từ bổ nghĩa thay vì ở vị trí

vị ngữ trong câu khẳng định (rằng Pringles nay không có chất béo) đã giúp
chuyển trọng tâm tư duy của chúng ta sang phần khác của thông điệp –
‘ngon như Pringle Nguyên gốc’. Trong ví dụ này, ‘Không chất béo’ được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.