QUẢNG CÁO VÀ TÂM TRÍ NGƯỜI TIÊU DÙNG - Trang 150

Sự mềm dẻo của trí nhớ

Khi một thông tin được cho là lời nhắc nhở, chúng ta sẽ nghĩ thông tin đó

đã được lưu trữ trong trí nhớ. Cũng như kiểu chúng ta nghĩ gì ai ra làm sao
thì sẽ thấy họ y như thế, chúng ta nghĩ mình đã lưu thông tin gì trong trí nhớ
thì chúng ta sẽ tìm được thông tin đó trong trí nhớ. Vì sao điều này lại quan
trọng? Để trả lời câu hỏi này, xin phép được kể về những thí nghiệm kinh
điển liên quan đến việc cho lời khai của nhân chứng. Những thí nghiệm này
tiết lộ rất nhiều về sự khác nhau trong cách người ta tư duy thông tin, giữa
hai trường hợp: khi thông tin đó được coi là thông tin mới và khi nó được coi
là lời nhắc nhở về một thông tin đã biết.

Trong loạt thí nghiệm nổi tiếng sau đây, nhà tâm lý học Elizabeth Loftus

đã cho các đối tượng nghiên cứu xem cuốn băng ghi hình một tai nạn xe hơi,
sau đó hỏi họ vài câu hỏi. Ví dụ ‘Chiếc xe hơi xanh chạy nhanh cỡ nào khi
nó chạy qua tấm biển báo Dừng?’

Thực tế không có biển báo nào trong băng ghi hình cả. Nhưng cách thức

đặt câu hỏi đã khiến người nghe nghĩ là có. Họ trả lời bằng những con số ước
tính tốc độ của riêng mình. Khi về sau được hỏi có thấy biển báo không, hơn
phân nửa số người được hỏi (khoảng 53%) khẳng định rằng họ có thấy. Sự
tái hiện hình ảnh của sự kiện xảy ra đã bị ‘thay đổi’ trong tâm trí của họ bởi
câu hỏi đặt ra trước đó.

Cần lưu ý thông tin ‘có biển báo’ được đặt vào vị trí thông tin ‘sẵn có’

trong câu hỏi trên đây. Bằng kỹ thuật sắp đặt thông tin vào vị trí ‘sẵn có’,
Loftus đã nhiều lần đi đến kết quả con người ta sẵn sàng thêm nhà cửa hay
thấy người không có mặt ở đó, khẳng định xe chạy chậm hơn hoặc nhanh
hơn... tóm lại là chứng kiến những sự kiện không hề xảy ra.

Đây là bằng chứng chấn động về việc chúng ta thường mặc nhiên cho rằng

thông tin cho trước trong mẩu quảng cáo là chân thật và chỉ tập trung thẩm
định những thông tin mà mình cho là thông tin mới. Nói nhỏ bên lề, đây
chính là bản chất nhiều gây tranh cãi của cái gọi là ‘trí nhớ được phục hồi’
(của việc bị lạm dụng tình dục thuở nhỏ, chẳng hạn). Tòa án phải phán xét
liệu bệnh nhân có phải được giúp hồi phục trí nhớ bằng các liệu pháp tâm lý,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.