đang èo uột và thương hiệu đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Đoạn nhạc
hiệu đã xoay chuyển được vận mệnh của thương hiệu này và trở nên nổi
tiếng. Trong khoảng 75 năm, nhạc hiệu đã phát triển rất vượng, với nhiều
giai điệu không ai có thể quên như:
‘Tôi không rời những miếng Band Aids vì những miếng Band Aids
chẳng rời tôi’
‘Bạn đáng được nghỉ giải lao hôm nay, McDonald’s’
‘Chỉ vì hương vị cola mà thôi, Diet Coke’
‘Luôn bình an, Volvo’
‘Nghe tiếng cỏ cây – California Raisins’
‘Chăm sóc thật tốt bé yêu của mẹ’ – dầu gội cho trẻ em Johnson &
Johnson.
‘Bạn có thể nhận ra người con gái Wella qua kiểu tóc cô ấy’
‘Phát huy tiềm năng trọn vẹn’ – quân đội Mỹ
‘Chỉ tí thôi cũng đủ’ – Brylcreem (keo vuốt tóc)
Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những đoạn nhạc hiệu trên đây từ sâu
trong ký ức của mình. Rất nhiều những chiến dịch quảng cáo đáng nhớ đạt
được sự nổi tiếng dài lâu nhờ vào việc lời quảng cáo được phổ nhạc. Âm
nhạc là một công cụ tuyệt vời để khắc sâu một mẩu quảng cáo vào trí nhớ dài
lâu.
Thậm chí, McDonald’s còn phổ nhạc cho cả câu rất dài: ‘Hai lớp bò băm,
nước sốt đặc biệt, rau diếp, phô mai, dưa muối, hành tây, trên ổ bánh phủ
mè.’ Có một thương hiệu chuỗi cửa hàng pizza của Canada, đặt tại Toronto,
mang tên Pizza. Pizza đã phổ nhạc số điện thoại của mình thành công đến
mức nếu bạn hỏi bất kỳ người dân Toronto nào ‘số điện thoại nào để gọi
pizza?, họ sẽ ‘hát’: ‘chín - sáu - bảy - mười một - mười một/điện thoại Pizza
Pizza, hey hey hey!’. Với thế mạnh đó, công ty này đã bành trướng thêm
nhiều cửa hàng khắp Bắc Mỹ.
Tác động xâm chiếm (wash-over effect) của âm nhạc