hoa mỹ (như trường hợp Angelina Jolie quảng cáo cho thương hiệu thời
trang cao cấp St John, và David Beckham quảng cáo cho Motorola).
Ưu nhược điểm của quảng cáo chỉ dùng giọng đọc
Bất kể người phát ngôn là đích thân nhà quảng cáo hay một gương mặt đại
diện được thuê, thì quảng cáo thấy mặt người phát ngôn hầu như luôn luôn
hiệu quả hơn những mẩu quảng cáo sử dụng giọng đọc không danh tính và
không hình thể. Thế thì tại sao nhiều nhà quảng cáo vẫn tiếp tục sử dụng
quảng cáo giọng đọc? Một trong những nguyên nhân là do chi phí. Những
mẩu quảng cáo dạng này tốn ít chi phí sản xuất, và như đã đề cập, nó cũng
linh hoạt hơn, đặc biệt là khi cần chỉnh sửa (ví dụ: lồng tiếng lại với giọng
vùng miền khác hay ngôn ngữ khác trong trường hợp quảng cáo được sử
dụng trên toàn cầu).
Đôi khi, các nhà quảng cáo có thể đạt nhiều thành công hơn với quảng cáo
giọng đọc nếu họ có cách làm chúng khác biệt ở một góc độ nào đó. Một
trong những phương pháp là mời những ngôi sao Hollywood lớn làm nghệ sĩ
lồng tiếng cho những chiến dịch quảng cáo quan trọng. Khi các ngôi sao góp
giọng vào quảng cáo, chúng ta sẽ thốt lên, ‘Mình nhận ra giọng nói đó!’ và
sẽ hình dung trong đầu gương mặt người nói giọng đó, mà không cần phải
thấy mặt họ trên màn hình.
Một cách khác là nhà quảng cáo có thể phổ nhạc cho lời quảng cáo cần
đọc. Khi xem một tiết mục giải trí như vở nhạc kịch ‘The phantom of the
opera’, chúng ta sẽ tiếp thu trải nghiệm đó theo cách hoàn toàn khác cách
chúng ta nghe một bài thuyết giảng trong trường đại học. Những mẩu quảng
cáo có lời được phổ nhạc sẽ mang tính giải trí cao hơn và thú vị hơn, so với
trường hợp lời quảng cáo đó được đọc lên theo cách thông thường. Những
lời quảng cáo sẽ được tư duy theo một cách khác – như là một trải nghiệm –
và tác động của nó cũng trở nên tinh tế hơn. Điều này đã nhẹ nhàng thay đổi
cách người xem tư duy mẩu quảng cáo, gần hơn với cách họ tư duy một vở
nhạc kịch.
Mẩu quảng cáo đang nói chuyện với ai?