vật, không phải diễn viên đóng vai nhân vật đó. Tại sao lại có chuyện
này khi mọi người đều biết nhân vật đó là hư cấu? Đó là vì tuy hư cấu,
nhưng những nhân vật này vẫn đủ thực để chúng ta gắn kết và đồng
cảm.
Thậm chí chúng ta còn cảm thấy tình cảm ấm áp với những nhân vật
hoạt hình hay con rối. Cả một thế hệ đã đồng cảm, và gắn kết mình với
nhân vật ‘Peanuts’ Charlie Brown, kẻ cả đời đen đủi. Một thế hệ khác
cảm thấy quen thuộc với Big Bird và Cookie Monster. Sau đó đến The
Simpsons và Family Guy.
Những nhân vật hoạt hình đã được sử dụng làm cả gương tốt lẫn
gương xấu. Chẳng hạn trong phim The Simpsons, nhân vật Mr. Burns
và Barney (kẻ say rượu) là điển hình gương xấu. Cũng như trong
chương trình Sesame Street , xem Oscar Cáu Kỉnh thì vui nhưng hành
động như Oscar thì lại hết sức lố bịch. Có ai lại muốn mình mãi mãi cáu
kỉnh? Oscar chính là gương xấu trong chương trình Sesame Street,
những nhân vật khác như Big Bird và The Count rõ ràng là gương tốt.
Những nhân vật quảng cáo hoạt hình kinh điển bao gồm nhân vật
socola M&M, Charlie Cá Ngừ và Cậu bé bánh rán Pillsbury.
Cũng như những mẩu quảng cáo thông thường, quảng cáo dùng nhân
vật hoạt hình thường đạt thành công cao nhất khi nhân vật trên màn ảnh
là nhân vật nói chuyện, như trường hợp nhân vật Bart Simpsons quảng
cáo cho thương hiệu bánh kẹo Butterfinger của Nestle bằng câu tuyên
bố ‘Nobody better lay a finger on my Butterfinger’ (Không ai được
động một ngón tay đến Butterfinger của tôi – chơi chữ Butterfinger là
‘ngón tay bơ’). Trong một mẩu quảng cáo, Bart bị tên Nelson xấu xa
xáp lại bắt chuyện và cướp tiền. Bart giơ tay đầu hàng, nhưng khi
Nelson nói ‘Tao lấy luôn thanh Butterfinger’, Bart đã giật thanh kẹo lại
và đắc thắng chạy vọt lên cây và ăn ngấu nghiến thanh Butterfinger.
Dùng phong cách hoạt hình có thể thay đổi toàn bộ giọng điệu của
một mẩu quảng cáo. Cụ thể là nó có thể làm một thông điệp nặng nề,
không dễ chịu trở nên nhẹ bớt. Những thương hiệu thuốc diệt côn trùng