như Orkin hay Terminex thường có chiến lược sử dụng hình ảnh côn
trùng hoạt hình hay có sự hỗ trợ của máy tính vì họ biết phần đông
chúng ta thường không thích thấy hình ảnh sâu bọ trên TV. Các chiến
dịch truyền thông về AIDS trên khắp thế giới sử dụng hình ảnh bao cao
su hoạt hình để truyền tải thông điệp nghiêm túc. Tương tự như thế,
nhiều mẩu quảng cáo thuốc đau bao tử dùng hình vẽ bao tử để chuyển
tải thông điệp của mình.
Trong một mẩu quảng cáo thức ăn cho mèo Kit ‘N Caboodle, công ty
quảng cáo DDB muốn đưa lên phim hình ảnh mèo đuổi chuột. Thay vì
để những người chủ của mèo thấy vật cưng của họ đe dọa mạng sống
một chú chuột thật trên TV, công ty quảng cáo quyết định sử dụng hoạt
hình. Nhưng họ cũng muốn người xem thấy mèo thật nên đã kết hợp
hình ảnh quay thật của chú mèo với hình ảnh hoạt hình của chú chuột.
Mẩu quảng cáo này là một ví dụ thú vị về khả năng của phong cách hoạt
hình là làm nhẹ bớt một tình huống không hay.
Một điểm hấp dẫn của nhân vật hoạt hình đối với các nhà quảng cáo
là họ có toàn quyền kiểm soát hành động của chúng. ‘Khoản đầu tư’ của
họ được ‘bảo đảm’. Khi sử dụng diễn viên thật, các nhà quảng cáo luôn
phải nín thở hy vọng. Diễn viên đó có thể lâm vào rắc rối và mang tiếng
xấu, làm xấu lây cả thương hiệu (ngày nay, các nhà quảng cáo nhận
thức rất sâu sắc về những thảm họa như O. J. Simpsons, Mike Tyson và
Michael Jackson). Điều này sẽ không thể xảy ra với những nhân vật
hoạt hình như socola M&M hay nhân vật Snoopy quảng cáo cho
MetLife. Như nhận định của một nhà làm phim người Mỹ: ‘Các nhân
vật hoạt hình… có tính hấp dẫn vì chúng không già đi như các nhân vật
thông thường, chúng cũng không bị bắt quả tang trong ổ ma túy và cũng
không cưỡng hiếp tập thể những nhân viên cảnh sát khi họ ập vào bắt
giữ… Nhân vật hoạt hình cho nhà quảng cáo quyền kiểm soát’.