không phải để xây dựng tính cách thương hiệu, đơn giản là lập ra một
khung so sánh và tập trung vào một thuộc tính chủ đạo, thông thường là
giá cả. Chẳng hạn, hương hiệu sản phẩm thay thế đường Equal đã hết
hạn bằng độc quyền sáng chế từ lâu. Vì thế trên thị trường xuất hiện
NatraTaste với kiểu dáng bao bì tương tự. Quảng cáo cho thương hiệu
mới này là hình ảnh hai gói Equal và NatraTaste đặt cạnh nhau, cùng
dòng chữ: ‘Vẫn ngon như Equal. Giá chỉ phân nửa’. Đây có lẽ không
phải là một mẩu quảng cáo hay, nhưng điểm hấp dẫn của nó rất đơn
giản: ‘Này, cùng sản phẩm, phân nửa giá. Có gì mà không thích?’
Quảng cáo truyền miệng và quảng cáo lan truyền (quảng cáo
mạng)
Sự giới thiệu khuyến dùng luôn giúp ích cho công việc tiếp thị.
Những người tiêu dùng thỏa mãn sẽ phát tán truyền miệng những lời
giới thiệu đến bạn bè của mình. Những mẩu quảng cáo cũng có thể trở
thành tâm điểm được truyền miệng. Trong chúng ta ai cũng từng có lúc
nghe bạn bè hay người thân nói ‘Này, có xem mẩu quảng cáo tuyệt vời
của thương hiệu…(tên thương hiệu)… chưa? Trong đó có… (miêu
tả)… Quảng cáo thật là hay/hài hước/thông minh!’ Các nhà quảng cáo
biết rằng quảng cáo của mình tạo được sự chú ý khi người ta bàn tán về
nó. Thực tế là có nhiều quảng cáo được cố tình thiết kế để tạo ra điều đó
và hiệu quả quảng cáo được tăng cường không chỉ nhờ phát tán bằng
TV, mà còn bằng đường trực tuyến và đường miệng.
Mạng internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc này và quảng cáo
qua mạng internet đã có được một sự phát triển thần kỳ. Thư điện tử từ
một người bạn, với tập tin đính kèm là một mẩu quảng cáo hay đường
dẫn đến một mẩu quảng cáo trên YouTube hay đâu khác, có thể hài
hước/thông minh đến mức bạn, cũng như người bạn của mình, sẽ gửi
tiếp đến những người bạn khác. Và vì những người nhận thư đó cũng sẽ
gửi đi tiếp nên mẩu quảng cáo sẽ được phát tán như một bức thư dây
chuyền. Như virut bệnh cúm, quá trình phát tán sẽ tự tái diễn và truyền
từ người này sang người khác. Đây chính là lý do vì sao người ta gọi đó