Nó củng cố trải nghiệm sử dụng sản phẩm, và tăng khả năng khiến
chúng ta tiếp tục mua thương hiệu đó.
Nó khiến chúng ta cảm thấy hài lòng hơn về nhà quảng cáo và tính chân
thật của chiến dịch quảng cáo. (Mọi người dùng trải nghiệm sử dụng
thương hiệu của chính mình để đánh giá tính chân thật, cũng như tính
thông tin của quảng cáo. Việc mọi người đánh giá quảng cáo có mang
tính thông tin hay không tùy thuộc vào sự thỏa mãn của họ về thương
hiệu).
Quảng cáo hiệu quả hay quảng cáo đạt giải thưởng
Chẳng hề có chuyện giống như tiên như Phật có thể tùy hứng thao túng
con người, các nhà quảng cáo thường trăn trở trong tuyệt vọng để làm ra một
chiến dịch quảng cáo có hiệu quả. Họ thường nản chí vì lực bất tòng tâm khi
muốn làm ra một chiến dịch có tác động tích cực đo đếm được về doanh thu
và thị phần. Làm ra một tác phẩm nghệ thuật hay ho thì tương đối dễ, nhưng
họ vẫn muốn bán được hàng.
Những người phụ trách làm ra những chiến dịch quảng cáo, những giám
đốc sáng tạo trong công ty quảng cáo, là những người mang tính nghệ sĩ.
Một phần trong số họ làm quảng cáo không phải vì thích, mà vì họ không thể
làm công việc mà họ ưa thích – làm phim điện ảnh.
Do bị tước cơ hội làm phim truyện nên cũng dễ hiểu khi họ tìm thấy một
mức độ thỏa mãn nhất định trong việc làm phim truyện 30 giây. Kết quả là
nhà quảng cáo có thể có trong tay một đoạn phim truyện 30 giây, ngụy trang
như một mẩu quảng cáo TV. Rất nhiều phim như thế đã đạt nhiều giải
thưởng. Những đoạn phim như thế có thể rất đẹp về mỹ thuật, rất thông minh
và mang tính giải trí cao, nhưng nếu thương hiệu chỉ được sử dụng như một
đạo cụ và mục đích chính là quảng cáo bị ngó lơ, thì cơ hội đạt mục đích
thực sự là rất thấp. Nếu nó quả thực có hiệu quả, đó là nhờ may mắn hơn là
nhờ sự sắp đặt từ đầu.
Từ xưa đến giờ, các giải thưởng trong ngành quảng cáo không dựa trên
tiêu chí tính hiệu quả, mà dựa trên sự đánh giá chủ quan và tính sáng tạo