QUẢNG CÁO VÀ TÂM TRÍ NGƯỜI TIÊU DÙNG - Trang 23

định sau cùng của bạn. Có thể bạn thích Subway hơn McDonald’s, nhưng
trong ví dụ trên bạn đã không chọn Subway mà chọn McDonald’s.

Giả dụ bạn tiếp tục quá trình suy nghĩ chứ không dừng ở lựa chọn thứ 3

(McDonald’s) thì biết đâu bạn đã quyết định ăn trưa ở Subway. Nhưng nếu
Subway chỉ đứng thứ 5 trong danh sách những lựa chọn ăn trưa của bạn thì
rất khó được bạn chọn. Bạn không ăn trưa ở Subway vì lựa chọn này không
xuất hiện trong tâm trí bạn trước khi bạn đạt đến một chọn lựa thỏa mãn –
McDonald’s. Bạn không đến Subway trong thực tế , vì Subway đã không đến
với bạn trong tâm trí . Ngay cả khi chúng ta thích hay ưu ái một lựa chọn nào
đó, nếu nó không nằm ở hàng đầu trên danh sách trong tâm trí của chúng ta
thì rất có thể lựa chọn đó sẽ bị bỏ qua.

Đã bao lần bạn lâm vào tình huống làm một điều gì đó rồi lại nhận ra quá

trễ rằng mình muốn làm một điều gì khác nhưng lại không nghĩ tới điều đó?
Lựa chọn ưng ý nhất chưa chắc là lựa chọn bạn nghĩ đến đầu tiên (ai đã từng
quên mời một người quan trọng đến bữa tiệc ắt hẳn đồng cảm với điều này).
Lần tới, khi bạn muốn ra ngoài ăn tối và đang lựa chọn nhà hàng, hãy để ý
cách suy nghĩ trong đầu bạn. Có hai bước rõ rệt: một là đưa ra những lựa
chọn, hai là đánh giá các lựa chọn đó.

Để tác động đến kết quả của quá trình ra quyết định, các nhà quảng cáo có

thể gây ảnh hưởng đến:

thứ tự xuất hiện của các lựa chọn
sự đánh giá về một lựa chọn nhất định
hay cả hai yếu tố trên

Khi nghĩ đến những tác động của quảng cáo, chúng ta luôn nghĩ đến cách

quảng cáo ảnh hưởng đến sự đánh giá của chúng ta về một thương hiệu. Tuy
nhiên, phần lớn ảnh hưởng của quảng cáo không nằm ở sự đánh giá thương
hiệu, mà ở thứ tự xuất hiện của các thương hiệu trong đầu chúng ta.

Tác động thiết lập danh sách (Agenda-setting effect)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.