nó. Thay vào đó ta cần khai thác sóng phát thanh thông minh và hiệu quả
hơn. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn:
Đừng chỉ dựa vào việc mẩu quảng cáo được nhớ đến nhiều hay ít làm
thước đo cho hiệu quả. Bạn cần xem xét sự chuyển biến ở các mặt khác,
nhất là sự chuyển biến từ từ về hình ảnh của công ty cũng như các yếu
tố khác tác động đến sức tiêu thụ của cả mặt hàng nói chung (để phân
biệt với sự lựa chọn thương hiệu).
Sử dụng thời điểm quảng cáo (spot) một cách có chọn lọc. Rõ ràng là
nhà quảng cáo dễ dàng đạt hiệu quả với đài phát thanh (và cả TV) nếu
họ chọn thời điểm phát sóng (hoặc chương trình, kênh phát thanh) ít bị
phân tán bởi môi trường xung quanh. Những thời điểm này có thể rơi
vào lúc lượng thính giả nghe đài ở mức thấp nhất. Nên mỗi thời điểm
phát quảng cáo được mua sẽ hiệu quả hơn, nhưng chỉ đối với số ít
những người đang nghe đài lúc đó. Nghĩa là ta sử dụng nhiều thời điểm
phát sóng hơn, nhưng với kinh phí thấp hơn cho mỗi lần phát sóng.
Sáng tạo ra những mẩu quảng cáo trên đài phát thanh độc đáo hơn. Hãy
chi nhiều tiền hơn để cho ra đời những mẩu quảng cáo sáng tạo, đột phá
hơn, đủ sức gây chú ý nơi người nghe. Quá nhiều quảng cáo dở tệ đang
được phát nhan nhản. Điều này thực ra cũng có lý do. Quảng cáo trên
sóng phát thanh được xem là loại hình quảng cáo kinh phí thấp. Nhưng
nếu phải đánh đổi nội dung sáng tạo và sự trau chuốt trong khâu sản
xuất chỉ để đạt được mục tiêu hạ thấp kinh phí quả sẽ là một phi vụ đầu
tư vô cùng sai lầm.
Sử dụng TV, mạng Internet, video (thậm chí cả in ấn) trước tiên để
mang hình ảnh đến cho người xem. Sau đó gợi nhắc và củng cố bằng
đài phát thanh. Hầu hết mọi người xử lý một thông điệp dễ dàng và nhớ
được lâu hơn nếu họ có thể liên tưởng thông điệp đó với một hình ảnh
hay một gương mặt. Hình ảnh đóng vai trò như một ‘điểm tựa’, giúp
người xem tập trung vào thông điệp và hình tượng đang được truyền tải.
Sử dụng TV, hay mạng Internet, hay môi trường in ấn để truyền tải hình
ảnh đến người xem và sau đó tận dụng đài phát thanh để củng cố