dí dỏm và độc đáo (như ‘hungerectonomy’ tức ‘Thỏa cơn đói’ hay
‘Substantialicious’ tức ‘Ngon vô cùng’) làm chúng ta thích thú và kích thích
chúng ta nghĩ đến mẩu quảng cáo cũng như nghĩ đến Snickers. Thương hiệu
này là không thể nhầm lẫn bởi sự đồng nhất trong phong cách quảng cáo.
Hình 22.2: Sự đồng nhất trong quảng cáo - Thương hiệu rượu vodka
Absolut
Một ví dụ sử dụng nhân vật hoạt hình để thống nhất phong cách quảng cáo
là chuỗi quảng cáo cho công ty bảo hiểm MetLife tại Mỹ. Công ty này trong
suốt nhiều năm liền đã lần lượt sử dụng các nhận vật trong loạt truyện tranh
Peanuts để gán một gương mặt đáng yêu, dễ nhận biết cho những thứ vốn dĩ
rất nhàm chán. MetLife đã ‘sở hữu’ được phong cách này và nếu bất kì công
ty đối thủ nào khác vẫn cố sử dụng một nhân vật Peanuts trong quảng cáo
của họ thì vô tình họ đang quảng cáo cho chính MetLife.
Đây chính là điều đã xảy ra với một công ty chế biến súp tại Úc, khi họ cố
gắng sử dụng lại một phong cách đã được dùng trước đó nhiều năm bởi
Heinz - thương hiệu dẫn đầu của mặt hàng súp đóng hộp. Bên ngoài nước
Mỹ, Heinz được biết đến như một thương hiệu súp đóng hộp cao cấp, và
trong nhiều năm liền đã sử dụng những người giới thiệu cao cấp quảng cáo
cho mình. Rồi đối thủ Continental xuất hiện, chỉ trong một năm, đã cố gắng
sử dụng người giới thiệu cao cấp tương tự, trong hình hài của nhân vật Dame