‘slogan’. Khi nghe đến cụm từ ‘Just do it’ ta nghĩ ngay đến thương hiệu nào?
Chẳng cần ai nhắc ta cũng biết đó là Nike. Tương tự khi ta thấy cụm từ ‘The
ultimate driving machine’ ta biết đó chắc chắn là BMW. Tại Mỹ, câu khẩu
hiệu ‘You’re in good hands’, nếu được sử dụng trong một quảng cáo bảo
hiểm, chỉ có thể là của một thương hiệu duy nhất - Allstate. Câu khẩu hiệu rõ
ràng là một yếu tố tạo sự đồng nhất. Nhưng ngoài ra còn có những kiểu đồng
nhất khác, như dưới đây, tuy không được sử dụng thường xuyên như câu
khẩu hiệu. Thật ra cũng hơi khó khi thảo luận về những yếu tố này bởi chúng
ta không nghĩ ra được từ độc đáo nào, như ‘slogan’ chẳng hạn, để nói về
chúng cả.
Biểu tượng
Nike đã sở hữu biểu tượng ‘dấu móc’ quá ấn tượng đến mức nó đồng
nghĩa với chính thương hiệu Nike. Chỉ cần thoáng thấy biểu tượng dấu móc
đó trong một mẩu quảng cáo quần áo nào đó là bạn tự động nghĩ đến Nike.
Nghĩa là việc quảng bá thương hiệu trong quảng cáo không chỉ phụ thuộc
vào bản thân tên của thương hiệu. Quả thực nhà quảng cáo này đã phô diễn
khả năng quảng cáo hiệu quả mà thậm chí không cần sử dụng đến cái tên
Nike. Thay vào đó họ sử dụng biểu tượng dấu móc để kết thúc cho một số
quảng cáo của mình.
Tương tự hãng xe Mercedes sử dụng biểu tượng ngôi sao 3 cạnh trong các
giải đấu quần vợt Grand Slam. Biểu tượng của họ được lồng vào ngay trong
lưới thi đấu và ngay lập tức gợi nhắc đến thương hiệu Mercedes. Quảng cáo
cho Disney luôn xuất hiện đâu đó hình ảnh đôi tai của chú chuột Mickey
và/hoặc tòa lâu đài của Công chúa Lọ Lem như một biểu tượng của sự đồng
nhất. Trong những trường hợp này, biểu tượng là một yếu tố tạo sự đồng nhất