hóa, sử dụng lời thuyết minh hầu như luôn kém hiệu quả hơn so với sử dụng
người giới thiệu trực tiếp nói trên màn hình, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Sử dụng lời thuyết minh không hiệu quả như sử dụng người giới thiệu trực
tiếp nói trên màn hình, tôi đã thấy điều này rất nhiều lần trong quá trình khảo
sát nhiều chiến dịch quảng cáo khác nhau. Tuy nhiên, lời thuyết minh vẫn
luôn tồn tại. Và để bạn hiểu rằng chúng ta không phủ nhận giá trị của lời
thuyết minh, bạn nên nhớ tôi đang nói về việc sử dụng lời thuyết minh theo
cách truyền thống, với các hình vẽ hay đoạn minh họa đi kèm trên màn hình.
Phong cách thuyết minh truyền thống
Phong cách truyền thống này sử dụng lời thuyết minh đi kèm với hình
minh họa trên màn hình. Khi được sử dụng dồn dập với kiểu cắt cảnh nhanh,
đây là phong cách quảng cáo bán lẻ cổ điển (ví dụ như quảng cáo các khuyến
mãi hàng tuần tại siêu thị). Nhẹ nhàng hơn khi được cắt cảnh chậm rãi hơn
và các cảnh cũng được kéo dài hơn, đây là phong cách được sử dụng trong
các quảng cáo xe hơi hay nước hoa...
Cách sử dụng lời thuyết minh truyền thống này, khi được áp dụng cho
quảng cáo sản phẩm đóng hộp, xe hơi hay những sản phẩm tương tự không
thể tạo được ấn tượng mạnh mẽ như việc sử dụng một diễn viên nói trực tiếp
trên màn hình.
Thuyết minh bằng lời hát và hình minh họa
Trong kiểu thuyết minh này sẽ có người hát cho đoạn quảng cáo, nhưng
không trực tiếp xuất hiện trên màn hình. Với phong cách này, khán giả bị thu
hút với tư cách của người xem bị động, một vị khán giả đang thưởng thức
một tiết mục giải trí. Lời thuyết minh đang nói/hát với các nhân vật trên màn
hình. Người xem sẽ cần phải nhận diện nhân vật trên mà hình và qua đó,
thông điệp quảng cáo được gián tiếp truyền đi. Cách thuyết minh bằng lời
hát này dường như đang nói với các nhân vật trên màn hình chứ không nói
trực tiếp với người xem.
Một biến thể có chút khác biệt, nhưng cũng vô cùng quan trọng, của cách
thuyết minh này là khi những nhân vật trên màn hình không hề nói gì nhưng