điểm nào nếu nó không phát huy hiệu quả. Khả năng nhận diện quảng cáo
không đồng nghĩa với việc nó có hiệu quả hay không. Nhưng nó giúp xác
định xem mẩu quảng cáo đã được thấy qua hay chưa (nghĩa là ít nhất nó tạo
được sự chú ý tối thiểu).
Vậy làm sao ta biết được mẩu quảng cáo có hiệu quả hay không? Trong
chương tiếp theo (‘Các tiêu chí đo lường hiệu ứng của quảng cáo trong kí ức
người xem’) tôi sẽ nêu ra cách đánh giá dựa trên các công cụ đo lường xoay
quanh thương hiệu (như sự chấp nhận thương hiệu, sự nhận biết thương
hiệu...) thay vì các tiêu chí đo lường xoay quanh bản thân mẩu quảng cáo
(như độ nhận biết quảng cáo). Sau đó, trong Chương 28, ‘Mua sắm học’, tôi
sẽ nhắc lại sự nhận biết quảng cáo nhưng lần này là trong một ngữ cảnh khác
của phương pháp đo lường quảng cáo (như sự gợi nhớ quảng cáo và khả
năng nắm bắt thông điệp quảng cáo) và chỉ ra cách sử dụng các phương pháp
đo lường này nhằm xác định chính xác những khu vực trọng yếu khác nơi
mẩu quảng cáo đang gặp trục trặc.