Ba mươi năm sau – sau hàng loạt nghiên cứu
Hãy thử nhìn lại những lời tuyên bố trên sau nửa thế kỷ - sau vô vàn
nghiên cứu khoa học về não người được tích lũy từ đó đến nay.
Khái niệm quảng cáo tiềm thức được dựa trên quan điểm cho rằng nhận
thức là khái niệm chỉ có 2 cấp độ - có hoặc không. Nghĩa là hoặc là chúng ta
nhận thức được điều gì đó, hoặc là chúng ta không nhận thức về nó. Điều
này đã được chứng minh là không đúng. Những nghiên cứu về đề tài tâm lý
nhận thức trong 35 năm qua đã chứng minh rằng nhận thức là một khái niệm
có chia hạng bậc, chứ không phải là khái niệm lưỡng phân. Đó là khái niệm
chia theo cấp độ.
Để minh họa, tôi xin mạn phép hướng sự chú ý của bạn vào những âm
thanh xung quanh bạn ngay bây giờ. Bạn nghe thấy gì? Bạn có nhận thức
được những âm thanh đó trước khi tôi đề nghị bạn chú ý? Có lẽ là không.
Nguyên do là vấn đề cấp độ của nhận thức. Bạn không để ý đến những âm
thanh đó, nhưng không có nghĩa là những âm thanh này ‘thuộc về tiềm thức’
theo nghĩa bạn không thể nghe được chúng.
Một cách hữu dụng hơn để tiếp cận vấn đề này là độ sâu về quá trình tư
duy của tâm trí. Thay vì ‘tiềm thức’, chúng ta có thể dùng những thuật ngữ
như ‘ngoại biên’, ‘nông’, hay ‘quá trình tư duy ngầm’.
Logic và phi logic của quảng cáo tiềm thức
Khái niệm quảng cáo tiềm thức được dựa trên khái niệm về một ngưỡng
giới hạn. Tiềm thức nghĩa là ‘dưới mức hay dưới ngưỡng’. Đây được cho là
một điểm cố định mà dưới điểm này là không có nhận thức. ‘Mức’ chỉ là một
tên gọi khác của ‘ngưỡng’ mà thôi.
Chúng ta đã biết, đối với âm thanh, chó có ‘ngưỡng’ thấp hơn con người.
Chúng có thể nghe những âm thanh mà chúng ta không thể. Đây chính là
nguyên lý của còi gọi chó.
Khi chúng ta kiểm tra thính giác, độ lớn của âm thanh được tăng dần, cho
đến khi chúng ta ra hiệu với bác sĩ là chúng ta nghe được âm thanh đó. Đây
là ngưỡng dưới, khi âm thanh bước vào tầm nhận thức của chúng ta. Nguyên